Đun nóng axit axetic với isoamylic (CH3)2CH-CH2-CH2-OH có H2SO4 đặc, xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Khối lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu isoamylic có giá trị gần nhất là ( biết hiệu suất phản ứng đạt 68%)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng axit axetic với isoamylic (CH3)2CH-CH2-CH2-OH có H2SO4 đặc, xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Khối lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu isoamylic có giá trị gần nhất là ( biết hiệu suất phản ứng đạt 68%)


Đáp án:

(CH3)2CH – [CH2]2OH (Isoamylic) + CH3COOH (axit axetic) ⇆ (CH3)2CH – [CH2]2OCOCH3 (isoamyl axetat) + H2O

naxit axetic = 132,25/60 < nisoamylic = 200/88

→ nisoamylic = naxit axetic. H = 1,5 mol → misoamyl axetat = 1,5.130 = 195g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết: a. Nguyên tắc sản xuất gang và nguyên tắc sản xuất thép. b. Những nguyên liệu sản xuất gang và sản xuất thép. c. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và luyện thép.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết:

a. Nguyên tắc sản xuất gang và nguyên tắc sản xuất thép.

b. Những nguyên liệu sản xuất gang và sản xuất thép.

c. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và luyện thép.


Đáp án:

a. Nguyên tắc sản xuất gang: Dùng CO khử oxit sất thành sất theo từng giai đoạn:

Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe

Nguyên tắc sản xuất thép: Oxi hóa các tạp chất trong gang.

b. Những nguyên liệu sản xuất gang : Quặng sắt, chất chảy, than cốc

Những nguyên liệu sản xuất thép: Gang trắng hay gang xám. Sắt thép phế liệu, chất chảy là CaO. nhiên liệu là dầu ma dút, khí đốt, khí oxi.

c. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và luyện thép

Luyện gang

– Phản ứng tạo chất khử 

  – Phản ứng khử oxit sắt:

FeO+COFe+CO2

  – Phản ứng tạo xỉ

Luyện thép

Xem đáp án và giải thích

Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?


Đáp án:

Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của nguyên tố trên lần lượt là Z, N

Ta có hpt: 2Z + N = 40 & N - Z = 1 

<=> Z = 13; N = 14

Cấu hình electron của nguyên tố là: 1s22s22p63s23p1

Nhận thấy electron cuối cùng điền vào phân lớp p → nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố p.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?


Đáp án:

Giải

Hỗn hợp Z gồm CO và CO2 có M = 36 dùng đường chéo => tỷ lệ mol CO = CO2 = 0,03 mol

Số mol O phản ứng = CO = 0,03 mol nên số mol O còn trong Y = (0,25m/16 - 0,03)

Khối lượng kim loại trong Y ta có: mY = 0,75m.

Ta có: ne = nNO3- = 3nNO + 2nO = 3.0,04 + 0,25m/8 – 0,06 = 0,06 + 0,25m/8

Số mol NO3- tạo muối tính theo NO = 0,04.3 = 0,12 mol

Áp dụng BTKL: 3,08m = 0,75m + 62.0,12 + 62.2(0,25m/16 - 0,03)

=> m =  9,477 g

=> nO(Y) = nO(X) – nO pứ CO = 0,118 mol

Gọi số mol Al ; Fe3O4 ; CuO trong X lần lượt là x ; y ; z

=> 27x + 232y + 80z = 9,477

nO(X) = 4y + z = 0,148 mol

Nếu quy hỗn hợp sau thành Al ; Fe ; Cu ; O thì :

ne = 3x + 9y + 2z =  3nNO + 2n= 0,356

=> x = 0,01 ; y = 0,03 ; z = 0,028 mol

=> %mFe3O4 = 73,44%

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng giữa HNO3 và FeO tạo ra khí NO. tổng các hệ số trong phản ứng oxi hóa – khử này bằng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng giữa HNO3 và FeO tạo ra khí NO. tổng các hệ số trong phản ứng oxi hóa – khử này bằng?


Đáp án:
  • Câu A. 22

  • Câu B. 20

  • Câu C. 18

  • Câu D. 32

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau: 1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe 2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau:

1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe

2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb

Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa

Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V

Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V

Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V


Đáp án:

1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V

2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V

3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…