Biết 4g thủy ngân (Hg) kết hợp với clo tạo ra 5,42g thủy ngân clorua. Em hãy cho biết công thức hóa học đơn giản của thủy ngân clorua. Cho biết Hg = 200.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết 4g thủy ngân (Hg) kết hợp với clo tạo ra 5,42g thủy ngân clorua. Em hãy cho biết công thức hóa học đơn giản của thủy ngân clorua. Cho biết Hg = 200.


Đáp án:

nHg = 0,02 mol

mCl = mHgCl - mHg = 1,42g

=> nCl = 0,04 mol

Vậy 0,02 mol nguyên tử Hg kết hợp với 0,04 mol nguyên tử Cl.

 Suy ra 1 mol nguyên tử Hg kết hợp với 2 mol nguyên tử Cl.

   → Công thức của thủy ngân clorua: HgCl2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 4,5 g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí SO2 và H2S (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X. Tìm kim loại R và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,5 g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp hai khí SO2 và H2S (đktc) có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X. Tìm kim loại R và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

Giải

Ta có n hỗn hợp khí = 0,1 mol

Đặt SO2: x mol; H2S: y mol

→ x + y = 0,1 và 64x + 34y = 2.24,5.0,1

→ x = y = 0,05 mol

Ta có : ne = 8nH2S + 2nSO2 = 8.0,05 + 2.0,05 = 0,5

→ Nso42- = 0,5ne = 0,25 mol

→ 0,5R/n = 4,5 → R = 9n = 9.3 = 27 => R : Al

→ m muối = mKL + mSO42- = 4,5 + 96.0,25 = 28,5g

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của NaOH có trong 500 ml dung dịch NaOH 0,4M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của NaOH có trong 500 ml dung dịch NaOH 0,4M.


Đáp án:

Đổi 500 ml = 0,5 lít

Số mol chất tan có trong 500 ml NaOH 0,4M là:

nNaOH = CM.V = 0,4.0,5 = 0,2 mol

Khối lượng NaOH có trong dung dịch là:

mNaOH = 0,2.40 = 8 gam

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?


Đáp án:

Số mol P2O5 là: nP2O5 = 0,15 mol

Phương trình hóa học:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

0,15 → 0,3 (mol)

Khối lượng H2PO4 thu được là:

mH3PO4 = nH3PO4.MH3PO4 = 0,3.98 = 29,4gam

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa?


Đáp án:

nsaccarozo = 34,2:342 = 0,1 (mol)

C12H22O11 + H2O (H+ ) → C6H12O6+ C6H12O6

CH2OH-[CHOH]4CHO+ 2[Ag(NH3)2]OH (to) → CH2OH-(CHOH)4-COONH4 + 3NH3+ 2H2O + 2Ag (kết tủa)

Số mol bạc nAg = 2nglucozo = 2nsaccarozo = 0,2 mol

=> Khối lượng bạc là: 0,2.108 = 21,6 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. a) Tính nguyên tử khối. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số hạt proton, notron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a) Tính nguyên tử khối.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.


Đáp án:

a)Tính nguyên tử khối.

Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28

Vì Z = E nên suy ra: 2Z + N = 28.(1)

Các nguyên tử có Z < 83. Mặt khác

→ Z ≤ N ≤ 1,5Z

Từ (1) ⇒ Z < 28 - 2Z < 1,5Z

⇔ 3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33

Z nguyên dương nên chọn Z = 8 và 9.

A = Z + N

Z 8 9
N 12 10

Nếu Z = 8 → A = 20 (loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16).

Nếu Z = 9 → A = 19 chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19.

b) Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:

Cấu hình electron: 1s22s22p5.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…