Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị mấy?


Đáp án:

- Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 1.a = 3.I ⇒ a = III.

- Xét hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.II ⇒ b = III.

Vậy trong các hợp chất PH3 và P2O3 thì P có hóa trị III.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các công thức sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Tìm công thức oxit viết sai
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các công thức sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Tìm công thức oxit viết sai


Đáp án:

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì lien tiếp của bảng tuần hoàn) tan trong dung dichh HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của muối cacbonat có phân tử khối nhỏ hơn là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì lien tiếp của bảng tuần hoàn) tan trong dung dichh HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của muối cacbonat có phân tử khối nhỏ hơn là?


Đáp án:

nCO32- = nCO2 = 0,3 (mol) ⇒ M = 89,33

⇒ Hai muối là MgCO3 (a mol), CaCO3 (b mol)

Ta có: a + b = 0,3; 84a + 100b = 26,8 ⇒ a = 0,2; b = 0,1

⇒ %mMgCO3= 62,69%

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và cacbon đioxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và cacbon đioxit


Đáp án:

- Dẫn lần lượt từng khí trên qua bình đựng nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

- Đưa đầu que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của từng khí còn lại:

+ Khí thoát ra làm que đóm bùng cháy to hơn đó chính là oxi.

+ Khí bắt cháy với ngọn lửa màu xanh là hiđro.

Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra: a) Chất khí. b) Chất kết tủa. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a) Chất khí.

b) Chất kết tủa.

Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3) hoặc dung dịch muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

b) Tạo chất kết tủa, ví dụ dung dịch muối (BaCl2, Ba(CH3COO)2, Ba(NO3)2 ...) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Ba(CH3COO)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CH3COOH

Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat (Na2CO3, K2CO3) tạo ra BaCO3 kết tủa.

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3.

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là :

Đáp án:
  • Câu A. AgNO3 và Fe(NO3)2.

  • Câu B. AgNO3 và FeCl2.

  • Câu C. AgNO3 và FeCl3.

  • Câu D. Na2CO3 và BaCl2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…