Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?


Đáp án:

Cơm chứa một lư­ợng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến n­ước bọt của ngư­ời có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến n­ước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:

(C6H10O5)n    →       C12H22O11      +     C6H12O6

(Tinh  bột)           (Mantozơ)           (Glucozơ)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được V hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã tham gia phản ứng. Vậy giá trị của V tương ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được V hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã tham gia phản ứng. Vậy giá trị của V tương ứng là bao nhiêu lít?


Đáp án:

nπ = 2nbutadien + netilen = nH2 + nBr2 = 0,5 mol

⇒ H2 pư = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol

nY = nX – nH2 pư = 0,15 + 0,2 + 0,4 – 0,3 = 0,45 mol

⇒ V = 10,08 lít

Xem đáp án và giải thích
Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A có công thức phân tử là C4H9O2N, biết : A + NaOH ---t0---> B + CH3OH (1) ; B + HCl dư ---t0---> C + NaCl (2); Biết B là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của A, C lần lượt là :

Đáp án:
  • Câu A. H2NCH2CH2COOCH3 và ClH3NCH2CH2COOH

  • Câu B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

  • Câu D. CH3CH2CH2(NH2)COOH và CH3CH2CH(NH3Cl)COOH

Xem đáp án và giải thích
Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.


Đáp án:

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi nào?


Đáp án:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi: Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.

Xem đáp án và giải thích
Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

Các ví dụ về loại phản ứng:

- Phản ứng nhanh: phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt,...) phản ứng giữa hai dung dịch AgNO3 và NaCl,...

- Phản ứng chậm: sự gỉ sắt, sự lên men rượu,...

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…