Hãy mô tả cấu trúc của mạng tinh thể kim cương. Liên kết giữa các nguyên tử đó là kiểu liên kết gì? Cho biết tính chất của tinh thể kim cương.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy mô tả cấu trúc của mạng tinh thể kim cương. Liên kết giữa các nguyên tử đó là kiểu liên kết gì? Cho biết tính chất của tinh thể kim cương.


Đáp án:

- Cấu trúc tinh thể kim cương: Trong tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử C lân cận bằng 4 liên kết cộng hóa trị. Các nguyên tử C nằm trên 4 đỉnh của các tứ diện đều và tạo thành mạng tinh thể.

- Tính chất của tinh thể kim cương: Rất bền, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenluỉozơ). Làm thế nào để phân biệt hai loại len đó một cách đơn giản.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenluỉozơ)Làm thế nào để phân biệt hai loại len đó một cách đơn giản.



Đáp án:

Len lông cừu có bản chất protein ; khi đốt cháy, loại len đó bị phân huỷ tạo ra mùi khét. Sợi xenlulozơ khi cháy không tạo ra mùi khét. Vì vậy đối cháy hai loại sợi len đó, có thể phân biệt được chúng.


Xem đáp án và giải thích
Trong dung dịch, glucozo tồn tại ở những dạng nào (viết công thức và gọi tên)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong dung dịch, glucozo tồn tại ở những dạng nào (viết công thức và gọi tên)?


Đáp án:

 Trong dung dịch glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (α, β).

Xem đáp án và giải thích
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch HNO3 loãng (dư) được 8,96 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Thành phần phần trăm thể tích khí CO trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch HNO3 loãng (dư) được 8,96 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Thành phần phần trăm thể tích khí CO trong X là %?


Đáp án:

Y: Cu; CuO --+HNO3--> Y: Cu; CuO --+HNO3--> 0,4 mol NO

⇒ nCu = 3/2nNO = 0,6 mol

Cu; H2  + [O]CuO  --> Cu                       Cu; H2  + [O]CuO  --> Cu

⇒ nCO + nH2 = n[O] CuO = nCu = 0,6 mol. Gọi nCO = x mol; nH2 = y mol

⇒ x + y = 0,6 (1) ⇒ nCO2 = 0,7 – 0,6 = 0,1 mol

Bảo toàn C và H ta có: nH2 = nH2O = n[O] H2O = 2nCO2 + nCO

⇒ y = 2.0,1 + x ⇒ y – x = 0,2 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2; y = 0,4

%VCO = 0,2 : 0,7.100% = 28,57%

Xem đáp án và giải thích
Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol NO2 là 4x , số mol của O2 là x mol

→ 46. 4x + 32. x = 6,58 - 4,96 → x = 0,0075 mol

→ nHNO3 = nNO2 = 4x = 0,03 mol

→ pH = -log[H+]= -log 0,1 = 1.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm  FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Vì dd Y + AgNO3 thoát ra khí NO => trong Y phải có H+ dư và Fe2+

4H+ + NO3- + 3e   → NO + 2H2O

0,4                          → 0,1                   (mol)

=> nNO(1) = ∑ nNO – nNO(2) = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)

BTNT N : nFe(NO3)2 = 1/2 nNO(1) = 0,08/2 = 0,04 (mol) = c  (1)

BTKL: mX = 127a + 64b +180c = 23,76  (2)

BTĐT đối với dd Z : 3(a+c) +2b = 0,56  (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,08 (mol); b = 0,1 (mol); c = 0,04 (mol)

BTNT Cl: nAgCl = nCl- = 2a+ 0,4 = 2.0,08 + 0,4 = 0,56 (mol)

BTNT Ag: nAg = ∑ nAgCl – nAgCl = 0,58 – 0,56 = 0,02 (mol)

=> Khối lượng kết tủa: m = mAgCl + mAg = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…