Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là hiện tượng của phản ứng nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được nước là hiện tượng của phản ứng nào


Đáp án:

Phương trình hóa học: 4P + 5O2 --t0--> 2P2O5

Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong không khí. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có công thức hóa học là P2O5.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định chất rắn cho qua khí CO sau phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y gồm ?

Đáp án:
  • Câu A. FeO, Cu, Mg.

  • Câu B. Fe, Cu, MgO.

  • Câu C. Fe, CuO, Mg.

  • Câu D. FeO, CuO, Mg.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết CO2 và SO2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là:

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch Ba(OH)2

  • Câu B. CaO

  • Câu C. Dung dịch NaOH

  • Câu D. Nước brom

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch


Đáp án:

   Khi thay thế 1 mol muối cacbonat bằng muối sunfat của cùng một kim loại. Khối lượng muối kim loại tăng lên là: 96 - 60 = 36g

    nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

    Δm = 0,05.36 = 2,8 (g)

    mmuối = 12,4 + 1,8 = 14,2 (g)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25. a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A. b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.

a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.

b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.


Đáp án:

a)

dA/O2 = MA/32 = 1,25

=> MA = 40 (*)

Phương trình phản ứng:

C + O2 -> CO2 (1)

C + CO2 -> 2CO (2)

Bài toán này có thể xảy ra hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Oxi dư (không có phản ứng 2): Hỗn hợp A gồm CO2 và O2 dư.

Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không ảnh hưởng đến số mol hỗn hợp.

Xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó X là số mol của CO2 và (1 - x) là số mol của O2 dư.

Ta có: MA = ((44x + (1 - x)32)/1) = 40 => x = 2/3

=> %VCO2 = 2/3.100% = 66,67% => %VO2 = 33,33%

Trường hợp 2: O2 thiếu (có phản ứng 2), hỗn hợp A có CO2 và CO.

Tương tự trên, xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó a là số mol của CO2 và (1 - a) là số mol của CO

MA = (44a  + 28(1 - a))/1  = 40 => a = 0,75

Vậy %VCO2 = 0,75. 100% = 75%; %VCO = 100% - 75% = 25%.

b) Tính m, V:

CO2       +       Ca(OH)2           ---------->    CaCO3  +   H2O

0,06                                                                0,06

Trường hợp 1: nCO2 = 0,06 mol ⇒ nO2 dư = 1/2 nCO2 = 0,03 (mol)

Vậy: mC = 0,06.12 = 0,72 gam; VO2 = (0,06 + 0,03).22,4 = 2,016 (lít).

Trường hợp 2: nCO2 = 0,06mol; nCO = nCO2/3 = 0,02(mol)

BT nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 +nCO = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol ⇒ mC = 0,08.12 = 0,96(g)

BT nguyên tố O ⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nCO = 0,06 + 0,01 = 0,07 mol ⇒ VO2 = 0,07.22,4 = 1,568 (lít).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+, Ag2+, Pb2+. Hãy cho biết trình tự xảy ra sự khử của các ion kim loại này trên bề mặt catot. Giải thích?


Đáp án:

Tính oxi hóa Ag+ > Cu2+ > Pb2+ => Trình tự xảy ra sự khử ở catot là:

Ag+ + e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Pb2+ + 2e → Pb

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…