Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:
Câu A. Fe2+ + 2e ----> Fe
Câu B. Fe ----> Fe2+ + 2e
Câu C. 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e
Câu D. 2H+ + 2e ----> H2 Đáp án đúng
Đáp án D Phân tích: Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự hình thành pin điện. Tại catot ( cực dương), ion H+ của dung dịch HCl nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra :2H+ + 2e → H2↑.
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.
- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.
- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.
Meton (mùi bạc hà) có công thức phân tử C10H18O chỉ chứa 1 liên kết đôi. Hỏi nó có cấu tạo mạch vòng hay hở?
Meton (mùi bạc hà) có công thức phân tử C10H18O:
( π + v) = (2.10 + 2 -18)/2 = 2
=> C10H18O chỉ chứa 1 liên kết đôi
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là bao nhiêu?
Ta có: nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol
Pứ:
nH+ còn = 0,01 mol và trong dd đang có nHCO-3 = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol
Do H+ dư nên tiếp tục xảy ra phản ứng:
nCO2 sau pu = 0,01 mol
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí
+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi
+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.
- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro
Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng
+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2
H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
+ Nếu không hiện tượng → không khí.
Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau:
NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4. Viết các Phương trình hóa học.
Nhận biết các dung dịch NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc và đưa vào mẫu thử trên, mẫu thử có khói trắng xuất hiệu là dung dịch NH3.
NH3+HCl→NH4 Cl
Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào 3 mẫu thử còn lại.
Mẫu sủi bọt mùi khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4.
(NH4 )2SO4+Ba(OH)2 →BaSO4+2NH3+2H2O
Mẫu sủi bọt khí mùi khai là dung dịch NH4 Cl
2NH4 Cl+Ba(OH)2→BaCl2+2NH3+2H2O
Mẫu tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4
Na2SO4+Ba(OH)2→BaSO4+2NaOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.