Sắt tác dụng được với chất nào sau đây? a) Dung dịch muối Cu(NO3)2 b) H2SO4 đặc, nguội c) Khí Cl2 d) Dung dịch ZnSO4. Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện, nếu có
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sắt tác dụng được với chất nào sau đây?

a) Dung dịch muối Cu(NO3)2

b) H2SO4 đặc, nguội

c) Khí Cl2

d) Dung dịch ZnSO4.

Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện, nếu có


Đáp án:

Sắt tác dụng với dung dịch muối Cu(NO3)2 (a) và khí Cl2 (c):

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu ↓

(kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối)

2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3.

Lưu ý: Sắt bị thụ động hóa trong môi trường H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu. Hòa tan 37,25 gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 20,16 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác, cho 37,25 gam X tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 10,64 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu. Hòa tan 37,25 gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 20,16 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác, cho 37,25 gam X tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 10,64 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X:


Đáp án:

Giải

37,35 g X gồm: Al ( a mol), Fe (b mol), Cu (c mol)

BTKL => 27a + 56b + 64c = 37,25

BT e => 3a + 3b + 2c = 2.0,9 = 1,8

3a + 2b = 0,95

=>a = 0,15; b = 0,25; c = 0,3

=> %mCu = (0,3.64.100) : 37,25 = 51,54%

Xem đáp án và giải thích
Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào ?



Đáp án:

Khác nhau về thành phần anion của muối.

- Nước có tính cứng tạm thời chứa anion HCO­3- khi đun nóng bị phân huỷ thành ion cacbonat làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ .

- Nước có tính cứng vĩnh cửu chứa các anion SO42- và Cl-, khi đun nóng không làm kết tủa Ca2+ và Mg2+




Xem đáp án và giải thích
Cho một mẫu kim loại Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một mẫu kim loại Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng: M + nH2O → M(OH)n + n/2 H2

Nhận xét: nOH- = 2nH2

Do đó: ta tính được nOH- = 2nH2 = 0,3 mol

Từ phản ứng trung hoà: nOH- = nH+ = 0,3 mol

Thể tích H2SO4 2M cần dùng là 75 ml

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: 4HCl + MnO2 →MnCl2 + Cl2 + 2H2O; 2HCl + Fe → FeCl2 + H2; 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 +3Cl2 + 7H2O; 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2O; 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl+2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O; Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Muối tác dụng với dung dịch NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là:

Đáp án:
  • Câu A. MgSO4

  • Câu B. FeSO4

  • Câu C. CuSO4

  • Câu D. Fe2(SO4)3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…