Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ) a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra. b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe. c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)

a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.

b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe.

c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.


Đáp án:

nCuCl2 = 13,5/135 = 0,1 mol ; nKCl = 14,9/74,5 = 0,2 mol ⇒ nCl- = 0,4 mol; nCu2+ = 0,1 mol

Phương trình điện phân : CuCl2 → Cu + Cl2

2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2

Khối lượng clo thoát ra m = (71.5,1.7200)/(2.96500) = 13,5 gam

⇒ nCl = 0,19 mol ⇒ Cl- còn dư

Hết Cu2+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (dd)

Chất còn lại sau điện phân là K+ 0,2 mol; Cl- dư 0,02 mol; OH- dư 0,18 mol

⇒ KOH 0,18 mol; KCl 0,02 mol

c. CM KOH = 0,18/0,2 = 0,9 M.

CM KCl = 0,02/0,2 = 0,1 M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhiệt độ sôi nóng chảy của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ sôi nóng chảy cao nhất trong các kim loại

Đáp án:
  • Câu A. Sắt

  • Câu B. Vonfram

  • Câu C. Kẽm

  • Câu D. Đồng

Xem đáp án và giải thích
Muối cacbonat và ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận định nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước nước cứng toàn phần.

  • Câu B. Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng.

  • Câu C. Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.

  • Câu D. Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là


Đáp án:

KL + O2 → Oxit

Bảo toàn khối lượng ⟹ mO2 = moxit – mKL = 6,4 gam.

⟹ nO2 = 0,2 (mol).

Oxit + HCl → Muối + H2O

Bảo toàn nguyên tố O ⟹ nO = 2nO2 = nO(oxit) = nH2O = 0,4 (mol)

Bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH = nHCl = 2nH2O = 0,8 (mol)

Vậy VHCl = n/CM = 0,8 lít = 800 ml

Xem đáp án và giải thích
Một polime X được xác định có phân tử khối là 39026,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một polime X được xác định có phân tử khối là 39026,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên polime này là 625. Polime X là?


Đáp án:

Polime có Mmắt xích =39026,5 : 625 = 62,5 ⇒ Dấu hiệu của nguyên tố clo.

Gọi công thức X là CxHyCl ⇒ 12x + y = 27

⇒ X có công thức là C2H3Cl ⇔ CH2=CHCl

Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau đây: NO2-, SO22- , CO22- ; Br-, NH4+ .
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu electron trong mỗi ion sau đây: NO2-, SO22- , CO22- ; Br-, NH4+ .


Đáp án:

Trong NO3- :7 + 3.8 + 1 = 32 electron;

Trong SO42- :16 + 4.8 + 2 = 50electron;

Trong Br- : 35 + 1 = 36 electron;

Trong CO32- : 6 + 3.8 + 2 = 32 electron;

Trong NH4+ : 7 + 4.1 – 1 = 10 electron;

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…