Câu A. Số đồng phân cấu tạo amino axit có cùng công thức phân tử C4H9NO2 là 5.
Câu B. Các amino axit đều là những chất rắn ở nhiệt độ thường.
Câu C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu D. Tripeptit glyxylalanylglyxin (mạch hở) có 3 liên kết peptit. Đáp án đúng
Tripeptit mạch hở có 2 liên kết peptit =>D
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
Số mol Cu là: nCu = 0,2 mol
Số mol NO là: nNO = 0,02 mol
Phương trình hóa học:
2Cu + O2 → 2CuO (1)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)
Gọi nCu phản ứng = x mol ⇒ nCu dư = 0,2 – x (mol)
Theo pt (3):
nCu = 1,5nNO = 0,03 mol
⇒ 0,2 – x = 0,03 ⇒ x = 0,17 mol
Theo pt: nCuO = nCu pư = x = 0,17 mol
nHNO3 = 2. nCuO + 4. nNO = 2. 0,17 + 4. 0,02 = 0,42 mol
VHNO3 = 0,42 : 0,5 = 0,84 lít
Có những trường hợp sau :
a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và ion thu gọn
b. Bột Cu có lẫn chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn
a. Cho Fe vào dung dịch Fe2SO4 có lẫn CuSO4, khuấy kĩ, lọc bỏ chất rắn gồm Cu và Fe dư ta được FeSO4 tinh khiết
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
b. Hòa tan bột Cu có lẫn Zn và Pb vào dung dịch Cu(NO3)2 khuấy để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy chất rắn là Cu tinh khiết
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Pb + Cu(NO3)2 →Pb(NO3)2 + Cu
Pb + Cu2+ → Pb2+ + Cu
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)
Câu A. HNO3 (đặc, nguội).
Câu B. H2SO4 (đặc, nguội).
Câu C. HCl (nóng).
Câu D. NaOH (loãng).
Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học:
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Viết các phương trình phản ứng.
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là H2SO4, còn lại là HCl.
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là Na2SO4, còn lại là NaCl
PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.
Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.
Cho giấy quỳ tím vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ đó là H2SO4, còn lại là Na2SO4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.