Atatin (số hiệu nguyên tử bằng 85) cũng ở nhóm VIIA như các halogen. Hãy dự đoán xem atatin có tính oxi hóa mạnh hơn hay yếu hơn so với iot. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Atatin (số hiệu nguyên tử bằng 85) cũng ở nhóm VIIA như các halogen. Hãy dự đoán xem atatin có tính oxi hóa mạnh hơn hay yếu hơn so với iot. Giải thích.


Đáp án:

Theo quy luật chung về tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng đồng thời tính phi kim giảm, vì vậy atatin có tính oxi hóa yếu hơn iot.

Giải thích: Vì atatin và iot có cùng số electron ngoài cùng nhưng atatin có số lớp electron nhiều hơn iot nên bán kính nguyên tử lớn hơn, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng nhỏ hơn. Vì vậy, tính oxi hóa của atatin yếu hơn iot. Mặc dù điện tích hạt nhân của atatin lớn hơn điện tích hạt nhân của iot nhưng yếu tố quyết định là bán kính nguyên tử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn hỗn m gam hỗn hợp Z gồm hai ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng X và Y (MX < MY), thu được 7,84 lít lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Dẫn m gam Z vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,4 gam kết tủa. AnkinY là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn m gam hỗn hợp Z gồm hai ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng X và Y (MX < MY), thu được 7,84 lít lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Dẫn m gam Z vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,4 gam kết tủa. AnkinY là gì?


Đáp án:

nZ = nCO2 – nH2O = 0,35 – 0,25 = 0,1 mol

0,1 mol Z → 0,35 mol CO2

⇒ Số C trung bình trong Z = 3,5 ⇒ X: C3H4; Y: C4H6

Dựa vào tổng số mol và số mol của CO2 ( hoặc số mol H2O) ⇒ nC3H4 = 0,05mol; nC4H6 = 0,05 mol

nC3H4 = nC3H3Ag = 0,05 ⇒ mC3H3Ag = 7,35 < 15,4 ⇒ C4H6 có tạo kết tủa với AgNO3/NH3 ⇒ But-1-in

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 0,1 mol phèn nhôm - amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước được dung dịch X. Cho đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X (đun nóng) thì thu được kết tủa Y và khí Z. Xác định khối lượng kết tủa Y và thể tích (đktc) khí Z.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 0,1 mol phèn nhôm - amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước được dung dịch X. Cho đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X (đun nóng) thì thu được kết tủa Y và khí Z. Xác định khối lượng kết tủa Y và thể tích (đktc) khí Z.



Đáp án:

- Dung dịch Ba(OH)2 dư nên Al(OH)3 sinh ra rồi tan hết.

- Phèn amoni (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O: 0,1 mol

⟹ nSO42- = 0,4 mol và nNH4+ = 0,2 mol

Kết tủa Y : Ba2+ + SO42-→ BaS04 ↓

→m↓ = mBaSO4= 0,4.233 = 93,2 (g)

Khí Z : NH4 + + OH→ NH3↑+H2O

⟹ VNH3 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít).



Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng nhiệt nhôm (Cr2O3 + Al)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (đktc). Giá trị của V là :


Đáp án:
  • Câu A. 10,08

  • Câu B. 4,48

  • Câu C. 7,84

  • Câu D. 3,36

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Số hiệu nguyên tử của Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Số hiệu nguyên tử của Z là bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s23p63d104s24p4

Số hiệu nguyên tử của Z là 34.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.


Đáp án:

Các phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2   (1)

z                                          3z/2

Phần không tan là Fe và Cr

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2   (2)

x                                 x

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2   (3)

y                                 y

nH2 (1) = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Số mol H2 (2), (3): nH2 (2), (3) = 38,08/22,4 = 1,7 mol

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al

Theo bài ra ta có hệ phương trình.

Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:

%mFe = (1,55.56)/100. 100% = 86,8%

%mCr = (0,15.52)/100. 100% = 7,8%

%mAl = 100% - (86,8% + 7,8%) = 5,4%

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…