Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ca2+, Al3+, Fe. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ca2+, Al3+, Fe. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt amoni thioxianat NH4SCN thấy dung dịch nhuốm màu đỏ máu ⇒ có Fe3+.

Fe3+ + 3SCN- → Fe(SCN)3 mầu đỏ.

Nhỏ từng giọt NaOH vào dung dịch thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu lẫn với kết tủa trắng, lọc lấy kết tủa, tiếp tục nhỏ NaOH thấy lượng kết tủa giảm dần. cuối cùng chỉ còn lại kết tủa nâu ⇒ có Al3+.

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 màu nâu

Al3+ + 3 OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- →[Al(OH)4]-

Dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa đem axit hóa đến môi trường pH từ 4 → 5 rồi nhỏ vào đó dung dịch (NH4)2C2O4 thấy có xuất hiện kết tủa trắng ⇒ Có Ca2+

Ca2+ + C2O42- → CaC2O4 ↓

Vậy dung dịch ban đầu có Fe3+, Al3+, Ca2+.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích của 0,5 mol khí CO2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn?


Đáp án:

Thể tích của 0,5 mol khí CO2 (đo ở đktc) là:

VCO2 = nCO2 . 22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch (điện cực trơ)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn m gam MSO4 (M là kim loại) vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 7,5A không đổi, trong khoảng thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây, thu được dung dịch Y và khối lượng catot tăng a gam. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch chứa KOH 1M và NaOH 1M, sinh ra 4,9 gam kết tủa. Coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám hết vào catot. Giá trị của m và a lần lượt là

Đáp án:
  • Câu A. 24 và 9,6.

  • Câu B. 32 và 4,9.

  • Câu C. 30,4 và 8,4

  • Câu D. 32 và 9,6.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. 2,84%.

  • Câu B. 3,54%.

  • Câu C. 3,12%.

  • Câu D. 2,18%.

Xem đáp án và giải thích
Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.


Đáp án:

Khối lượng Fe có trong quặng: 1x64,15/100 = 0,6415 tấn

Khối lượng Fe có trong gang: 0,6415 x (100-2)/100 = 0,62867 tấn

Khối lượng gang sản xuất được: 0,62867 x 100/95 ≈ 0,662 tấn

Xem đáp án và giải thích
Cách xử lý tình huống khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?


Đáp án:
  • Câu A. Bột sắt.

  • Câu B. Bột lưu huỳnh.

  • Câu C. Bột than.

  • Câu D. Nước.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…