Câu A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O
Câu C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 Đáp án đúng
Câu D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 là phản ứng oxi hóa – khử. Có số oxi hóa thay đổi Fe + 3 thành Fe 0 => Đáp án C
Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:
a) Vừa đủ.
b) Thiếu.
c) Dư.
Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.
Câu a đúng, câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết. Câu c sai vì khi đó phải cung cấp năng lượng để làm nóng không khí dư.
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Giải
Cách 1.
Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :
MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol
nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol
nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).
Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :
nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol
m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam
Cách 2
Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)
Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4
=> ta có: 12x + 4 = 34
=> x = 2,5
Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)
C2,5H4 + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O
0,025 → 0,0625 → 0,05 (mol)
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)
Chất X có 40,45% C; 7,86 % H; 15,73%N về khối lượng, còn lại là oxi. X phản ứng với dung dịch cho muối (Y). Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X biết phân tử khối của X nhỏ hơn 100.
Ta có:
Công thức đơn giản của X :
Công thức phân tử
Vì n nguyên, nên n = 1, Công thức phân tử của X:
Muối Y có cùng số nguyên tử C với X, giảm 1 nguyên tử H thay bằng
1 nguyên tử Na. Vậy X là amino axit:H2N−CH2−CH2−COOH.
Một phân tử saccarozơ có
Câu A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ
Câu B. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ
Câu C. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ
Câu D. hai gốc α-glucozơ
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.