Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi: a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?

c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.


Đáp án:

a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.

c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của clo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.

  • Câu B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn Clo.

  • Câu C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hóa -1,flo và clo còn có số oxi hóa +1, +3,+5, +7.

  • Câu D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. a) Lập phương trình hóa học. b) Tính khối lượng ZnO thu được? c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?


Đáp án:

a) Phương trình hóa học: 2Zn + O2 → 2ZnO

b) Số mol Zn là: nZn = 13/65 = 0,2mol

Phương trình hóa học:    2Zn + O2 → 2ZnO

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol  2mol

0,2mol ?mol ?mol

Số mol ZnO tạo thành là: nZnO = (0,2.2)/2= 0,2mol

=> Khối lượng ZnO là: mZnO = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: nO2= (0,2.1)/2 = 0,1 mol

=> Khối lượng O2 là: mO2 = n.M = 0,1.32 = 3,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết từng oxit kim loại riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học : CuO, Al2O3, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CaO. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng



Đáp án:

Dùng H2O nhận biết CaO.

Dùng dung dịch HCl hoà tan các oxit được dung dịch muối clorua. Dung dịch nào có màu xanh thì oxit ban đầu là CuO. Dung dịch nào không màu tác dụng với NaOH tạo kết tủa keo tan trong NaOH dư thì oxit ban đầu là A12O3. Dung dịch màu lục nhạt tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh chuyển dần-sang màu nâu đỏ thì oxit ban đầu là FeO.

Nhận biết Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 loãng, phản ứng không giải phóng khí là Fe2O3, giải phóng khí hoá nâu trong không khí là Fe3O4.

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO↑+ 14H2O.

 

Xem đáp án và giải thích
Oxi hoá hoàn toàn 6,15 g chất hữu cơ X, người ta thu được 2,25 g H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất X. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hoá hoàn toàn 6,15 g chất hữu cơ X, người ta thu được 2,25 g H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất X. 



Đáp án:

Chất X chắc chắn có C, H, N ; có thể có O.

Khối lượng C : (22,4 = 3,60(g);

Khối lượng H : ( = 0,25 (g);

Khối lượng N : (22,4 = 0,700 (g);

Khối lượng O : 6,15 - 3,60 - 0,25 - 0,700 = 1,60 (g).

% về khối lượng của C : (. 100% = 58,5%.

% về khối lượng của H : (. 100% = 4,1%.

% về khối lượng của N : (. 100% = 11,4%.

% về khối lượng của O : (. 100% = 26,0%.




Xem đáp án và giải thích
Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?


Đáp án:

Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…