Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau: FeCl2, FeO, Fe3O4, Fe(NO3)3, HNO3, KMnO4, HCl, S, N2, SO2, Cl2, Na2SO3 , KNO3.Số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 13 Đáp án đúng

  • Câu B. 12

  • Câu C. 11

  • Câu D. 10

Giải thích:

Tất cả các chất đều có tính oxi hóa và khử. Chú ý: Với Fe(NO3)3, HNO3, KNO3 thì N+5 có thể xuống, O-2 có thể lên. ví dụ: 4Fe(NO3)3 → 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2 4HNO3 → 2H2O + 4NO2 + 4O2 2KNO3 → 2KNO2 + O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hoá học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau : Thí nghiệm 1 : Kim loại X đẩy kim loại z ra khỏi muối. Thí nghiệm 2 : Kim loại Y đẩy kim loại z ra khỏi muối. Thí nghiệm 3 : Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối. Thí nghiệm 4 : Kim loại z đẩy kim loại T ra khỏi muối. Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hoá học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau :

Thí nghiệm 1 : Kim loại X đẩy kim loại z ra khỏi muối.

Thí nghiệm 2 : Kim loại Y đẩy kim loại z ra khỏi muối.

Thí nghiệm 3 : Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối.

Thí nghiệm 4 : Kim loại z đẩy kim loại T ra khỏi muối.

Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần.


Đáp án:

Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại theo chiều giảm dần :

X > Y > Z > T

Xem đáp án và giải thích
Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất qua trình là 100%.


Đáp án:

Số mol thuỷ tinh là:

[6,77.106]/677 = 0,01.106 mol

Từ công thức của thuỷ tinh suy ra:

   nK2CO3 = nPbCO3 = nthuỷ tinh = 0,01.106 mol

Khối lượng K2CO3 = 0,01. 106. 138(g) = 1,38. 106(g) = 1,38 (tấn)

Khối lượng PbCO3 = 0,01. 106. 267(g) = 2,67. 106(g) = 2,67(tấn)

 nSiO2 = 6nthuỷ tinh = 6. 0,01. 106 mol = 0,06. 106 mol

Khối lượng SiO2 = 0,06. 106. 60(g) = 3,6 tấn

Xem đáp án và giải thích
Một hợp chất Ni - Cr có chứa 80% Ni và 20% Cr theo khối lượng. Hãy cho biết trong hợp chất này có bao nhiêu mol niken ứng với 1 mol crom.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp chất Ni - Cr có chứa 80% Ni và 20% Cr theo khối lượng. Hãy cho biết trong hợp chất này có bao nhiêu mol niken ứng với 1 mol crom.


Đáp án:

1 mol Cr có mCr = 52 gam

Mà mNi = 4 mCr = 208 gam ⇒ Số mol Ni = 208 : 59 = 3,525 mol

Xem đáp án và giải thích
Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.


Đáp án:

Trong A có 2 nguyên tử nitơ ⇒ gọi công thức của A có dạng N2On

Theo đầu bài: MA = 108 g/mol ⇒ 14.2 + 16.n = 108 ⇒ n = 5.

Vậy công thức hóa học của A là: N2O5

N2O5 + H2O → 2HNO3

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hoá hoàn toàn 4,4 gam este X (C4H8O2) thu được muối Y và dưới 2,3 gam ancol Z. Chất Y là muối của axit cacboxylic nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Xà phòng hoá hoàn toàn 4,4 gam este X (C4H8O2) thu được muối Y và dưới 2,3 gam ancol Z. Chất Y là muối của axit cacboxylic nào?

Đáp án:

RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH
0,05-------------------------------- 0,05 mol
mZ= 0,05.MZ< 2,3 nên MZ< 46 hay Z là CH3OH và X là C2H5COOCH3 nên axit tạo muối Y là C2H5COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…