Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị?


Đáp án:

cacbon là phi kim yếu, khả năng nhường và nhận electron đều yếu. Trong các hợp chất cacbon nhường có khả nặng tạo thành những cặp e chung hình liên kết cộng hóa trị.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Xem đáp án và giải thích
Nhận định
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Điều khẳng định nào sau đây là sai :

Đáp án:
  • Câu A. Đun nóng nước cứng tạm thời thấy khí không màu thoát ra.

  • Câu B. Cho CrO3 vào lượng dư dung dịch NaOH thu được dung dịch có chứa hai muối.

  • Câu C. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính ánh kim.

  • Câu D. Cu có thể tan trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl

Xem đáp án và giải thích
Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 và MgCl2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2 và MgCl2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất (có đủ dụng cụ và những hóa chất cần thiết).


Đáp án:

Lấy mỗi lọ một ít chất rắn đem hòa tan vào nước

Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử

    + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là MgCl2

    2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

- Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm còn lại.

    + Ống nghiệm xuất hiện kết tủa là CaCl2

    CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

    + Còn lại là NaCl

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO


Đáp án:

Chất rắn sau phản ứng gồm 2 kim loại → 2 kim loại đó là Cu và Fe, Al đã phản ứng hết

→ CuSO4 không dư → nCu = 0,105 mol ⇒ m = 6,72 gam → còn 1,12 gam là của Fe .

Phản ứng: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

nFe = 0,02 mol → nHNO3 = 0,08 mol .

nFe3+ = 0,02 mol

chú ý phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

0,01 mol Cu + 0,02 mol Fe3+ → 0,01 mol Cu2+ và 0,02 mol Fe2+

Để HNO3 cần dùng là tối thiểu thì cần dùng 1 lượng hòa tan vừa đủ 0,105 – 0,01 = 0,095 mol Cu

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Từ đây tính được nHNO3 = 0,095.8/3 = 0,253 mol

→ tổng nHNO3 đã dùng là 0,253 + 0,08 = 0,333 mol

→ VHNO3 = 0,16667 lít = 166,67 ml

Xem đáp án và giải thích
Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.


Đáp án:

Điện tích hạt nhân là 11+ nên số thứ tự của nguyên tố là 11 ( ô số 11)

Có 3 lớp e ⇒ thuộc chu kì 3,

Có 1 e lớp ngoài cùng ⇒ thuộc nhóm I trong bảng tuần hoàn

Tên nguyên tố là: Natri.

Kí hiệu hóa học: Na.

Nguyên tử khối: 23.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…