Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất (NH4)2Cr2O7 chất rắn thu được sau nhiệt phân có màu gì?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất (NH4)2Cr2O7 chất rắn thu được sau nhiệt phân có màu gì?


Đáp án:
  • Câu A. Đỏ

  • Câu B. Xanh- đỏ

  • Câu C. Xanh – đen

  • Câu D. Xanh Đáp án đúng

Giải thích:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + 4H2O + Cr2O3

Cr2O3 có màu xanh lục

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập về phản ứng của hợp chất hữu cơ với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số những hợp chất HCOOH; CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5. Số hợp chất tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1 : 2 về số mol là


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là gì?


Đáp án:

Gọi CTPT của A là: CxHyOz

CxHyOz + (x + y/4 + z/2) O2 → x CO2 + y/2 H2O

Theo đề bài ta có:

32. (x + y/4 + z/2) = 8. 16z => 4x + y = 18z (1)

44x/9y = 22/9 => y = 2x (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 3z

⇒x : y : z = 3z : 6z : z = 3 : 6 : 1 ⇒ CTĐG: C3H6O

Xem đáp án và giải thích
Thực hành tính chất của anđehit và axit cacboxylic
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của anđehit và axit cacboxylic


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc

- Tiến hành TN:

    + Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ

    + Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.

    + Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong 2 phút ở khoảng 60-70oC

- Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag

- Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm

PTHH:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

Thí nghiệm 2: Phản ứng đặc trưng của andehit và axit cacboxylic

- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm cho vào mỗi ống nghiệm các dung dịch sau: axit axetic (ống 1) , andehit fomic (ống 2) và etanol (ống 3)

    + Nhúng quỳ tím lần lượt vào 3 ống nghiệm

- Hiện tượng:

    + Ống 1: Quỳ tím chuyển hồng

    + Ống 2, 3: Quỳ tím không đổi màu.

- Tiếp tục cho vài giọt hỗn hợp chứa 1ml dung dịch AgNO3 1% và dung dịch NH3 5% vào 2 ống nghiệm còn lại.

- Hiện tượng:

    + Ống 2: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm là Ag. Do andehit fomic có phản ứng tráng bạc

PTHH:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

    + Ống 3: không có hiện tượng gì

Xem đáp án và giải thích
Sản phẩm nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm

Đáp án:
  • Câu A. FeO, NO2, O2.

  • Câu B. Fe2O3, NO2, O2.

  • Câu C. Fe3O4, NO2, O2.

  • Câu D. Fe, NO2, O2.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 5,44 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:10. Cho lượng X nói trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,04 gam, dung dịch muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 5,44 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:10. Cho lượng X nói trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần chất rắn Y nặng 4,04 gam, dung dịch muối sắt và NO. Khối lượng muối Fe tạo thành trong dung dịch là         


Đáp án:

Giải

Ta có: 7x + 10x = 5,44 => x = 0,32

=> mFe = 0,32.7 = 2,24 gam

=> mCu = 5,44 – 2,24 = 3,2 gam

Ta có : mCu = 3,2 gam < mY = 4,04 gam

=> mY = 4,04 gam gồm mCu = 3,2 gam; mFe = 4,04 – 3,2 = 0,84 gam

=> mFe phản ứng = 2,24 – 0,84 = 1,4 gam

=> nFe phản ứng = 1,4 : 56 = 0,025 mol

=> nFe = nFe(NO3)3 = 0,025.242 = 6,05 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…