Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm m?


Đáp án:

nFe3O4 = 0,05 mol

→ nCO2 = nO = 0,2 mol

Ca(OH)2 dư → nCaCO3 = 0,2 → m = 20 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Số hiệu nguyên tử của Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Số hiệu nguyên tử của Z là bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s23p63d104s24p4

Số hiệu nguyên tử của Z là 34.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M


Đáp án:

Số mol chất tan là: nKCl = CM.V = 3. (200/1000) = 0,6 mol

Khối lượng chất tan là: mKCl = 74,5.0,6 = 44,7 gam

Pha chế: Cân lấy 44,7 gam KCl cho vào cốc thủy tinh có dung tích 500 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 200ml dung dịch thì thu được 200 ml dung dịch KCl 3M

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các polime: Xenlulozo, PVC, amilopectin. Chất có mạch phân nhánh là:


Đáp án:
  • Câu A. amilopectin

  • Câu B. PVC

  • Câu C. Xenlulozo

  • Câu D. Xenlulozo và amilopectin

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom a) Đóng vai trò cation. b) Có trong thành phần của anion.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom

a) Đóng vai trò cation.

b) Có trong thành phần của anion.


Đáp án:

Muối mà crom đóng vai trò của cation: Cr2(SO4)3, CrCl3, CrSO4

Muối mà crom có trong thành phần của anion: K2Cr2O7, Na2CrO4

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau: Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau:

Al – Fe; Al – Cu ; Cu – Fe.


Đáp án:

Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu hợp kim, mẫu thử nào có khí thoát ra là Al-Fe và Al-Cu, mẫu thử nào không có khí thoát ra là Cu-Fe

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Cho dung dịch HCl đến dư vào hai mẫu thử trên, mẫu thử nào không hòa tan hết là Al-Cu, mẫu thử nào tan hết là Al-Fe

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…