Đốt cháy 6 gam este Y ta thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Tìm công thức cấu tạo của Y.
Ta có: nCO2 = 0,2 mol và nH2O = 0,2 mol
=> nCO2 = nH2O
⇒ este Y no, đơn chức, mạch hở
Đặt CTTQ của Y là CnH2nO2
Ta có phương trình tổng quát
CnH2nO2 + O2 → nCO2+ nH2O
14n + 32 n mol
6 0,2 mol
⇒ (14n +32).0,2 = 6n
⇒ n = 2
⇒ CTPT của Y: C2H4O2
⇒ CTCT của Y: HCOOCH3
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
Ta có = 0,175.2 = 0,35
Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl (0,35) + NaOH (0,35) → NaCl + H2O
H2N-C3H5-(COOH) (0,15) + 2NaOH (0,3) → H2N-C3H5-(COONa) + 2H2O
nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol
Cho 6,24 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Giải
Cách 1
Ta có nNO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
64nCu + 108nAg = 6,24 (1)
BT e ta có 2nCu + nAg = nNO2 => 2nCu + nAg = 0,1 (2)
Từ (1), (2) => nCu = 0,03 mol và nAg = 0,04 mol
=> m muối = mCu(NO3)2 + mAgNO3 = 0,03.188 + 0,04.170 = 12,44 gam
=> Đáp án D
Cách 2:
m muối = m KLpư + mNO3- = 6,24 + 62.0,1 = 12,44 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (H = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là
Câu A. 0,04 mol.
Câu B. 0,05 mol.
Câu C. 0,06 mol.
Câu D. 0,07 mol.
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
VHCl = 200ml = 0,2 lít
nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.
a) Phương trình phản ứng hóa học :
Cu + 2HCl --> CuCl2 + H2
x 2x
Fe2O3 + 6HCl --> 2FeCl3 + 3H2O
y 6y
b) Từ phương trình phản ứng trên ta có:
nHCl (1) = 2.nCuO = 2x mol
nHCl (2) = 6.nFe2O3 = 6y mol
⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)
mCuO = (64 + 16).x = 80x g; mFe2O3 = (56.2 + 16.3).y = 160y g
Theo bài: mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g
⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)
Thay x vào (∗) ta được: 2(0,25 – 2y) + 6y = 0,7
⇒ 0,5 - 4y + 6y = 0,7 ⇒ 2y = 0,2 ⇒ y = 0,1 mol
Thay y vào (∗∗) ta được: x = 0,25 - 2.0,1 = 0,05 mol
⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g
mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g
Cho các chất sau:
(1). Amoniac (2). Anilin (3). P – Nitroanilin
(4). P – Metylanilin (5). Metylamin (6). Đimetylamin
Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần
(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3
- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.