Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở ô số
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở ô số mấy?


Đáp án:

Cấu hình electron đầy đủ của X là: 1s22s22p63s23p63d24s2

Vậy nguyên tố X có 22 electron và nằm ở ô thứ 22 trong bảng tuần hoàn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa.


Đáp án:

- Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: dùng chất oxi hóa mạnh như: MnO2, KMnO4.

4HCl dd đặc + MnO2 −−đun nhẹ→ MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

16HCl đậm đặc + 2KMnO4 −−đun nhẹ→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (oxi chiếm 16% khối lượng). Cho 10 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,325 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được dung dịch Y gồm Fe3+, Cu2+ và SO42- và khí SO2 thoát ra. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm khô và cân thấy khối lượng tăng 3 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (oxi chiếm 16% khối lượng). Cho 10 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,325 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được dung dịch Y gồm Fe3+, Cu2+ và SO42- và khí SO2 thoát ra. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm khô và cân thấy khối lượng tăng 3 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:

Giải

Ta có : mO = (10.16%) : 16 = 0,1 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe (x), Cu (y), S (z) và O (0,1) 

mX = 56x + 64y + 32z + 0,1.16 = 10 (1)

 BT electron: 3x + 2y + 6z = 0,1.2 + 2nSO2 

→ nSO2 = 1,5x + y + 3z - 0,1 

 Bảo toàn điện tích cho dung dịch Y → nSO42- = 1,5x + y 

BTNT S: z + 0,325 = 1,5x + y + (1,5x + y + 3z - 0,1) (2) 

nMg = nSO42- = 1,5x + y

m = 56x + 64y - 24(1,5x + y) = 3 (3) 

Từ (1), (2), (3) → x = 0,1; y = 0,025; z = 0,0375 

Bảo toàn electron: 3x + 2y + 4z = 0,1.2 + 4nO2 

→ nO2 = 0,075 → V = 1,68 lít 

Xem đáp án và giải thích
Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?


Đáp án:

- Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.

Công thức cấu tạo chung của chất béo là:

trong đó R1, R2, R3 là gốc axit, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

- Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:

   + Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no, chúng ở trạng thái lỏng.

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5

   + Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no, chúng ở trạng thái rắn.

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ls22s22p3 a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro. b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ls22s22p3

a) Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức của hợp chất đơn giản nhất của hiđro.

b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử đơn chất của nguyên tố đó.


Đáp án:

a) Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

- Tổng số electron là 7, suy ra nguyên tố ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn.

- Có 2 lớp electron, suy ra nguyên tố thuộc chu kì 2.

- Thuộc nhóm VA vì có 5 electron ở lớp ngoài cùng, đó là nitơ (N).

- Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là NH3.

b)

CTCT: H-N(H)-H

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo chất khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình phản ứng sau: NaOH + NaHSO3 → ; FeSO4 + Ba(OH)2 → ; Zn + Fe(NO3)3 → ; FeCl2 + Na2S → ; FeS2 + HNO3 → ; Ca3P2 + H2O → ; O2 + C3H6O2 → ; H2O + HCOOC6H5 → ; Cl2 + KI → ; HNO2 + H2NCH2COOH → ; CH4 + Cl2 → ; HNO3 + CH3NH2 → ; FeCl2 + H2O2 + HCl → ; H2SO4 + ZnO → ; CH3COOCH=CH2 → ; KOH + CO2 → ; HCl + MgO → ; NaOH + P2O5 → ; C2H2 + HCl → ; Fe2(SO4)3 + H2O → ; Br2 + H2 → ; Trong các phương trình phản ứng trên, có bao nhiêu phản ứng tạo ra chất khí?

Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 14

  • Câu C. 18

  • Câu D. 22

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…