Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sục 0,02 mol Cl2 vào dung dịch chứa 0,06 mol FeBr2 thu được dung dịch A. Cho AgNO3 dư vào A thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 30,46 Đáp án đúng

  • Câu B. 12,22

  • Câu C. 28,86

  • Câu D. 24,02

Giải thích:

TH1 : Cl2 phản ứng với Br- trước. Khi đó dung dịch sau phản ứng gồm Fe2+ (0,06 mol), Cl- (0,04 mol) và Br- (0,08 mol) - Cho A tác dụng với AgNO3 thì : nAg = nFe2+ = 0,06 mol; nAgCl = 0,04 mol; nAgBr = 0,08 mol. → Vậy m↓ = 188nAgBr + 143,5nAgCl + 108nAg = 27,26 gam.  TH2 : Cl2 phản ứng với Fe2+ trước. Khi đó dung dịch sau phản ứng gồm Fe2+ (0,02 mol), Fe3+ (0,04 mol) Cl- (0,04 mol) và Br- (0,12 mol) - Cho A tác dụng với AgNO3 thì : nAg = nFe2+ = 0,02 mol; nAgCl = 0,04 mol; nAgBr = 0,12 mol. → Vậy m↓ = 188nAgBr + 143,5nAgCl + 108nAg = 30,46 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho miếng hợp kim Fe-C vào dung dịch HCl loãng, khi đó xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa học ứng với sự tạo thành pin điện. Tại cực dương xảy ra quá trình:


Đáp án:
  • Câu A. Fe2+ + 2e ----> Fe

  • Câu B. Fe ----> Fe2+ + 2e

  • Câu C. 2H2O ----> 4H+ + O2 + 4e

  • Câu D. 2H+ + 2e ----> H2

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết tính quy luật của sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của nguyên tố halogen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết tính quy luật của sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của nguyên tố halogen.


Đáp án:

Quy luật của sự biến đổi tính chất vật lí và độ âm điện của các halogen là:

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần từ flo đến iot.

- Màu sắc đậm dần từ flo đến iot.

- Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3 vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al4C3 vào nước thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là gì?


Đáp án:

Chất tan là Ca(AlO2)2

Vậy: nAl = 2nCa => 4z = 2(x + y) => 2z = x + y

Xem đáp án và giải thích
Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được nối tiếp với một đoạn dây nhôm. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại. Giải thích và đưa ra nhận xét.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được nối tiếp với một đoạn dây nhôm. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại. Giải thích và đưa ra nhận xét.


Đáp án:

Sau một thời gian để trong không khí sợi đây bị đứt ở chỗ nối bên nhôm do nhôm bị ăn mòn diện hóa và đứt ra:

Al đóng vai trò là cực âm Al → Al3+ + 3e

Cu đóng vai trò là cực dương 2H2O + O2 + 4e → 4OH-

Kết quả là nhôm bị ăn mòn và đứt ra

Xem đáp án và giải thích
Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy. Hãy tính khối lượng Al2O3 và than chì (C) cần dùng để sản xuất được 5,4 tấn nhôm. Cho rằng toàn bộ lượng khí oxi sinh ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy. Hãy tính khối lượng Al2O3 và than chì (C) cần dùng để sản xuất được 5,4 tấn nhôm. Cho rằng toàn bộ lượng khí oxi sinh ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit


Đáp án:

mAl = 5,4 tấn = 5,4.106 gam ⇒ nAl = 0,2.106 mol

2Al2O3 → 4Al + 3O2

C + O2 → CO2

Theo pt: nAl2O3 = 1/2 . nAl = 0,1. 106 mol

nC = nO2 = 3/4 . nAl = 0,15. 106 mol

Khối lượng Al2O3 cần dùng: mAl2O3 = 0,1.106.102 = 10,2.106 (g) = 10,2 (tấn)

Khối lượng than chì cần dùng mC = 0,15.106.12 = 1,8.106 (g) = 1,8 tấn

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…