Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron. (2) Trong nguyên tử số electron bằng số proton. (3) Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron. (4) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron.

(2) Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(3) Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.

(4) Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Số phát biểu đúng là 


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2 Đáp án đúng

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Giải thích:

(1) Sai vì như Hidro không có nơtron.

(2) Đúng.

(3) Sai vì hạt nhân không có electron.

(4) Đúng.

Chọn B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

A là một chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Xác định thành phần định tính và thành phần định lượng của chất A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

A là một chất hữu cơ chỉ chứa hai nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Xác định thành phần định tính và thành phần định lượng của chất A.



Đáp án:

A là hợp chất hữu cơ nên phải chứa cacbon. Oxi hóa A ta được  vậy A phải chứa hidro. Theo đầu bài A chỉ chứa hai nguyên tố. Vậy A là hợp chất của cacbon và hidro ( A là một hidrocacbon ).

Khối lượng H trong 3.6g : (= 0,4 (g).

Phần trăm khối lượng của hiđro trong A : (0).100% = 16,0%

Phần trăm khối lượng của cacbon trong A : 100,0% - 16,0% = 84,0%




Xem đáp án và giải thích
Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?


Đáp án:
  • Câu A. nhiệt độ nóng chảy.

  • Câu B. khối lượng riêng.

  • Câu C. tính dẫn điện.

  • Câu D. tính cứng.

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta sử dụng khí gì?

Đáp án:
  • Câu A. CO2

  • Câu B. N2O

  • Câu C. Cl2

  • Câu D. N2

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng nhưng tại sao đồng có hoá trị II ? Đồng tác dụng như thế nào với các axit ?



Đáp án:

– Do Cu có phân lớp d đầy đủ nhưng cấu trúc chưa hoàn toàn bền vững nên nguyên tử có thể bị kích thích chuyển thành trạng thái  3d94snên ngoai hóa trị I Cu thường có hóa trị II khi kết hượp với các nguyên tử khác

- Khả năng Cu tác dụng với các axit

+ Cu không tác dụng với các axit không có tính oxi hóa như HCl, H2SO4 (l)

+ Cu tác dụng với các axit có tính oxi hóa như H2SO4(đ), HNO3,…

Cu + 2H2SO4 (đ) →  CuSO4 + SO2 + 2H2O

3Cu + 8HNO3 (l) →  3Cu(NO3)2 + 2NO  + 4H2O

Cu + 4HNO3 (đ)  →  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O




Xem đáp án và giải thích
Cho các phản ứng: (1) Cu2O + Cu2S → (2) Cu(NO3)2 → (3) CuO + CO → (4) CuO + NH3 → Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phản ứng:

    (1) Cu2O + Cu2S →         (2) Cu(NO3)2 →

    (3) CuO + CO →         (4) CuO + NH3 →

    Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…