Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề đúng? - Các nguyên tử các nguyên tố đều chứa 3 loại hạt cơ bản n, p ,e. - Mỗi obitan nguyên tử chỉ chứa tối đa 2 electron. - Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học bằng nguyên tử khối của đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử cao nhất. - Các electron trong lớp vỏ được sắp xếp theo các lớp từ bé đến lớn và trong một phân lớp thì các e sắp xếp sao cho số electron độc thân là lớn nhất. - Các nguyên tử liên kết với nhau để giảm năng lượng các electron. - Ở điều kiện bình thường, tất cả các nguyên tử đều ở trạng thái liên kết hóa học.

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Giải thích:

- Các nguyên tử các nguyên tố đều chứa 3 loại hạt cơ bản n, p, e. Sai. Vì Hiđro không có n - Mỗi obitan nguyên tử chỉ chứa tối đa 2 electron. Đúng - Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học bằng nguyên tử khối của đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử cao nhất. Sai - Các electron trong lớp vỏ được sắp xếp theo các lớp từ bé đến lớn và trong một phân lớp thì các e sắp xếp sao cho số electron độc thân là lớn nhất. Sai - Các nguyên tử liên kết với nhau để giảm năng lượng các electron. Đúng - Ở điều kiện bình thường, tất cả các nguyên tử đều ở trạng thái liên kết hóa học. Sai

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đkc). Khối lượng của dung dịch Y là:


Đáp án:
  • Câu A. 152 gam

  • Câu B. 146,7 gam

  • Câu C. 175,2 gam

  • Câu D. 151,9 gam

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.

   - Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

   - Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

   - Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.


Đáp án:

Đổi 300 ml = 0,3 lít

Số mol chất tan có trong 300 ml Ba(OH)2 0,4M là:

nBa(OH)2 = CM.V = 0,4.0,3 = 0,12 mol

Khối lượng Ba(OH)2 có trong dung dịch là:

mBa(OH)2 = 0,12 . 171 = 20,52 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.


Đáp án:

Cấu hình electron của selen (Z = 34) là:

Se (Z = 34): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p4 Se thuộc ô số 34 nhóm VIA, chu kì 4.

Cấu hình eleetron của kripton (Z = 36) là:

Kr (Z = 36): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 Kr thuộc ô số 36 nhóm VIIIA, chu kì 4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…