Câu A. 32 Đáp án đúng
Câu B. 24
Câu C. 28
Câu D. 36
- Qui đổi, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích - Áp dụng công thức tính nhanh khi Hỗn hợp chất + HNO3 tạo sản phẩm khử của Nitơ. nH+ = 2nO + 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+ ; B1: lập phương trình liên quan đến số mol H+ phản ứng. Đặt a làm thể tích dung dịch Y và b là số mol NH4+. Trong X: mKL = 0,8m ; mO = 0,2 m (qui hỗn hợp về kim loại và oxi). => nH+ = 4nNO + 10nNH4+ +2nNO ; => 0,08.4 + 10b + 2.0,2m/16 = 2.1,65a(1); B2: Lập phương trình liên quan đến khối lượng muối sau phản ứng Bảo toàn N: nNO3(Z) = a - 0,08 - b. => mmuối = 0,8m + 18b + 23a + 62.(a - 0,08 - b) + 96.1,65a = 3,66m (2); B3: Lập phương trình liên quan đến bảo toàn điện tích các ion trong dung dịch sau phản ứng với KOH. Khi KOH phản ứng với X thì sản phẩm chứa 1,22 mol K+; a mol Na+ ; 1,65a mol SO4(2-), và (a- 0,08 - b) mol NO3- . Bảo toàn điện tích: nK + nNa = 2nSO4 + nNO3 ; => 1,22 + a = 1,65a .2 + a - 0,08 - b (3); Từ 1,2,3 => a = 0,4 ; b = 0,02 => m= 32 gam. Đáp án A
Cho các chất sau:
(1). Amoniac (2). Anilin (3). P – Nitroanilin
(4). P – Metylanilin (5). Metylamin (6). Đimetylamin
Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần
(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)
- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3
- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.
Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau:
- Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20oC.
- Chén sứ nung có khối lượng 60,26g.
- Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g.
- Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g.
Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.
mdd = 86,26 – 60,26 = 26(g)
mct = 66,26 – 60,26 = 6 (g) ⇒ mH2O = 26 - 6 = 20g
Độ tan của muối ở 20°C là: S = (6.100)/20 = 30g
Vậy độ tan của muối ở 20°C là 30 gam
Trình bày cách phân loại bazo
Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:
* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...
* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...
Câu A. 8,2.
Câu B. 10,7.
Câu C. 12,1.
Câu D. 7,6.
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
NaCl | K2CO3 | Na2SO4 | HCl | Ba(NO3)2 | Kết luận | |
NaCl | ||||||
K2CO3 | ↑ | ↓ | ↑,↓ | |||
Na2SO4 | ↓ | ↓ | ||||
HCl | ↑ | ↑ | ||||
Ba(NO3)2 | ↓ | ↓ | 2↓ |
Nhận xét:
Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)
K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3 + BaCO3↓ (2)
- Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4
Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)
- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).
- Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.