Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

    Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu         (1)

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu         (2)

    Có: nMg = 0,01 mol và nFe = 0,02 mol

    Theo (1) và (2), nếu Mg và Fe phản ứng hết thì thu được 0,03 mol Cu.

    Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là:

    0,03 .64 = 1,92 (gam)

    Thực tế chỉ thu được 1,88 gam kim loại. Chứng tỏ kim loại đã cho không phản ứng hết.

    Mg có tính khử mạnh hơn Fe nên phản ứng trước.

    Lượng Cu sinh ra ở (1) là 0,01 mol tương ứng với khối lượng 0,64 (gam)

    Khối lượng Fe dư và Cu sinh ra ở (2) là: 1,88 – 0,64 = 1,24 (gam)

    Đặt khối lượng Fe tham gia ở (2) là x, khối lượng sắt dư là (1,12 – 56x) và khối lượng Cu sinh ra ở (2) là 64x.

    Ta có: (1,12 - 56x) + 64x = 1,24 ⇒ x = 0,015

    Lượng CuSO4 trong 250 ml dung dịch đã phản ứng hết:

    0,015 + 0,01 = 0,025(mol)

    Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là: 0,025/0,25 = 0,1mol/lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Biện luận công thức cấu tạo của C6H10O5 dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là một hợp chất có CTPT C6H10O5: X + 2NaOH → 2Y + H2O ; Y + HCl loãng → Z + NaCl ; Hãy cho biết 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu mol H2?


Đáp án:
  • Câu A. 0,1 mol

  • Câu B. 0,15 mol

  • Câu C. 0,05 mol

  • Câu D. 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Tìm công thức của oxit sắt này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 1mol sắt trong oxi thu được 1mol sắt oxit. Tìm công thức của oxit sắt này


Đáp án:

1mol Fe → 1 mol oxit sắt

Suy ra trong oxit chỉ có chứa 1 nguyên tử Fe.

Vậy công thức của oxit đó là: FeO.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a mol/l với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam kêt tủa. Giá trị của a là:


Đáp án:

Ta có: nC6H12O6 = 0,5nAg = 0,1 mol

=> CM = 0,1 : 0,1 = 1M

Xem đáp án và giải thích
Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất?


Đáp án:

Đất là một hệ sinh thái , khi có mặt một số vật chất và hàm lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.

Nguyên nhân:

Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng do thủy triều

Nguồn gốc do con người: có thể phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: tác nhân hóa học, tác nhân vật lý.

Xem đáp án và giải thích
Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?


Đáp án:

Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7.

Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…