Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:
Câu A. (-CH2-CH=CH-CH2)n
Câu B. (-NH-[CH2]6-CO-)n
Câu C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n
Câu D. (-NH-[CH2]5-CO-)n Đáp án đúng
- Điều chế tơ nilon-6 bằng phản ứng trùng ngưng axit ω-aminocaproic: nH2N-[CH2]5-COOH ® -(H2N-[CH2]5-CO)- + nH2O.
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.
Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)
⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).
Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).
Câu A. Ag
Câu B. Cu
Câu C. Au
Câu D. Al
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe304 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Xác định khối lượng muối trong Y và nồng độ mol của dung dịch HNO3.
Sau phản ứng kim loại còn dư, vậy Fe chỉ bị oxi hoá lên Fe2+
Gọi x, y là số mol Fe và Fe3O4 phản ứng, khối lượng rắn phản ứng là
18,5- 1,46= 17,04 (gam).
⟹ 56x + 232y = 17,04 gam (1)
Ta có phương trình cho - nhận e :
Fe → Fe2+ + 2e Fe304 + 2e → 3Fe +2
x → x → 2x mol y → 2y → 3y (mol)
N+5+ 3e → N+2
0,3 ← 0,1 (mol)
Áp dụng ĐLBTĐT, ta có : 2x = 2y + 0,3 (2)
Từ (1) và (2), giải hệ ta có : x = 0,18; y = 0,03
Vậy muối thu được là Fe(NO3)2 : (x + 3y) = 0,27 mol ⟹ m = 48,6 g
Số mol HNO3 phản ứng = 2.nFe(NO3 )2 +nN0 = 2.0,27 + 0,1 = 0,64 mol
⟹ CM(HNO3) = 3,2 (M).
Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:
a) Tạo ra oxi và kali clorua;
b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.
- Viết các phương trình hóa học.
- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.
Phản ứng hóa học xảy ra:
Phương trình hóa học:
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 (a)
x → x
4KClO3 -to→ 3KClO4 + KCl (b)
y → 0,25y
Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.
Theo pt: nKCl (a) = nKClO3 = x mol
nKCl (b) = 1/4. nKClO3 = 0,25.y mol
Theo đề bài, ta có:
(x + y).122,5 = 73,5 & 74,5(x + 0,25y) = 33,5 => x = 0,4; y = 0,2
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a): [(0,4 x 122,5)/73,5]. 100% = 66,67%
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b): [(0,2 x 122,5)/73,5]. 100% = 33,33%
Đun nóng hỗn hợp rắn gồm 2 muối và thu được lít khí và lít khí
Xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng ) của hỗn hợp muối ban đầu. Thể tích các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Gọi a và b lần lượt là số mol của 2 muối và
BTNT N => 2a + b = 0,6 (mol)
BTNT C => a + b = 0,1 (mol)
=> a = 0,1 và b = 0,4
=> Thành phần trăm khối lượng của m = 76,7% và m = 23,3%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.