Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là


Đáp án:

KL + O2 → Oxit

Bảo toàn khối lượng ⟹ mO2 = moxit – mKL = 6,4 gam.

⟹ nO2 = 0,2 (mol).

Oxit + HCl → Muối + H2O

Bảo toàn nguyên tố O ⟹ nO = 2nO2 = nO(oxit) = nH2O = 0,4 (mol)

Bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH = nHCl = 2nH2O = 0,8 (mol)

Vậy VHCl = n/CM = 0,8 lít = 800 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm, khối lượng nguyên tử là 65u. a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm. b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm. Cho biết Vhình cầu = 4/3 π.r3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm, khối lượng nguyên tử là 65u.

a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.

b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Cho biết Vhình cầu = 4/3 π.r3.


Đáp án:

a) rZn = 1,35. 10-1 nm = 0,135.10-7 cm (1nm = 10-9m)

1u = 1,6605.10-24 g.

mZn = 65.1,6605.10-24 g = 107,9.10-24g.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.


Đáp án:

Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa màu nâu đỏ thì mẫu thử đó chứa ion Fe3+

Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4+

Mẫu thử nào lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục, sau đó kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh thẫm thì mẫu thử đó chứa ion Cu2+

Cu2+ + 2 NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4+

Cu(OH)2 ↓ + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2

Cho dung dịch H2SO4 vào mẫu thử còn lại nếu có kết tủa trắng, không tan trong axit dư, mẫu thử đó chứa ion Ba2+

Ba2+ + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H+

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tô X có số hiệu nguyên tử là 16. - Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X. - Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tô X có số hiệu nguyên tử là 16.

- Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X.

- Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố X.


Đáp án:

X có Z= 16.

Cấu hình electron nguyên tử: ls2 2s2 2p6 3s2 3p4.

Tính chất hóa học cơ bản:

- Là phi kim vì thuộc nhóm VIA trong BTH.

- Hóa trị cao nhất với oxi là 6; công thức oxit cao nhất: XO3

- Hóa trị cao nhất với hiđro là 2; công thức hợp chất khí với hiđro: H2X.

- Oxit XO3 là oxit axit.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định hợp chất hữu cơ dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất X có CTPT C2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. Muối amoni hoặc muối của amin với axit cacboxylic.

  • Câu B. Aminoaxit hoặc muối của amin với axit cacboxylic.

  • Câu C. Aminoaxit hoặc este của aminoaxit.

  • Câu D. Este của aminoaxit hoặc muối amoni.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp m lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp m lần lượt là gì?


Đáp án:

nH2O- nCO2 = nX – nY; ⇒ nX = nY ⇒ %nX = %nY =50%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…