Phân biệt ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn
- Stiren làm mất màu nước brom :
C6H5 – CH = CH2 + Br2 → C6H5 – CHBr – CH2Br
- Anilin tạo kết tủa trắng :
C6H5-NH2 + 3Br2 → C6H2(Br)3-NH2↓ + 3HBr
- Benzen không có hiện tượng gì
Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm người ta có được những kết quả sau:
- Nhiệt độ của dung dịch muỗi bão hòa là 20oC.
- Chén sứ nung có khối lượng 60,26g.
- Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 g.
- Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 g.
Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 20oC.
mdd = 86,26 – 60,26 = 26(g)
mct = 66,26 – 60,26 = 6 (g) ⇒ mH2O = 26 - 6 = 20g
Độ tan của muối ở 20°C là: S = (6.100)/20 = 30g
Vậy độ tan của muối ở 20°C là 30 gam
Nồng độ mol là gì?
Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
Biết độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết:
a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch?
b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?
a) 100g H2O ở 20ºC hòa tan được 34g KCl
130g H2O ở 20ºC hòa tan được x?g KCl
=> x = mKCl = (34.130)/100 = 44,2g
b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch:
mKCl = 50 - 44,2 = 5,8(g)
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là :
Câu A. C2H7N, C3H9N, C4H11N
Câu B. C3H7N, C4H9N, C5H11N
Câu C. CH5N, C2H7N, C3H9N
Câu D. C3H8N, C4H11N, C5H13N
Hỗn hợp khí X gồm H2 và C3H6 có tỷ khối so với H2 là 9. Hỗn hợp X qu Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 11,25. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là bao nhiêu %?
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.