Câu hỏi lý thuyết về ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Biết ion Pb2+ trong dung dich oxi hóa được Sn. Hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện và nhúng vào dung dịch HCl thì chất bị ăn mòn điện hóa là:


Đáp án:
  • Câu A. HCl

  • Câu B. Pb

  • Câu C. Sn Đáp án đúng

  • Câu D. Pb và Sn

Giải thích:

Chọn C. - Trong ăn mòn điện hóa của cặp kim loại Sn-Pb, Sn là kim loại có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là anot (cực âm) và bị ăn mòn còn Pb có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là catot (cực dương) và được bảo vệ; khi Sn bị ăn mòn hết thì lúc đó Pb sẽ bị ăn mòn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?


Đáp án:

nMg = 0,2 (mol), nS = 0,1 (mol)

Mg + S → MgS

0,2 0,1 0,1 (mol) , Mg dư

mCr = mMgS + mMg = 0,1. (24+32) + 0,1.24 = 8 g

Xem đáp án và giải thích
Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Xác định công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 16,4 gam muối. Xác định công thức của X?


Đáp án:

MX = 86: C4H6O2

nmuối= nX= 0,2mol

⇒ Mmuối = 82: CH3COONa

⇒ X là CH3COOCH=CH2

Xem đáp án và giải thích
Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là bao nhiêu gam?


Đáp án:

Khí trong bình sau phản ứng có CO2 và CO ( dư)

CO + [O] → CO2

x   →    x   →   x (mol)

Sau phản ứng: nCO = 0,5 – x; nCO2 = x ⇒ nkhí sau = 0,5 mol

Ta có: mCO2 + mCO = 44x + 28(0,5 – x) = 1,457.28.0,5

⇒ x = 0,4 ⇒ nO(Fe3O4) = 0,4 ⇒ nFe3O4 = 0,1 mol

⇒ m = 23,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài tập viết cấu hình electron của nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng):


Đáp án:
  • Câu A. ns2np1.

  • Câu B. ns1.

  • Câu C. ns2np2.

  • Câu D. ns2.

Xem đáp án và giải thích
a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột

b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra


Đáp án:

a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, có độ bền cơ học bền nhiệt cao hơn so với tinh bột do đó được dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo

b. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào vải bằng sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay do axit sunfuric đậm đặc hút nước mạnh và làm xenlulozo bị than hóa :

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O

Khi để rớt HCl vào vải bằng sợi bông, xenlulozo bị thỷ phân dưới xúc tác là axit vô cơ nên dần mùn ra sau đó mới bị bục

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…