Nêu nguyên tắc chung để luyện quặng thành gang. Viết các phương trình hoá học trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu nguyên tắc chung để luyện quặng thành gang. Viết các phương trình hoá học trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.


Đáp án:

Nguyên tắc chung để sản xuất gang : Khử sắt trong oxit bằng co ở nhiệt độ cao. Trong lò cao, sắt có hoá trị cao bị khử dần đến sắt có hoá trị thấp theo sơ đồ :

Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe

Người ta nạp nguyên liệu vào lò cao thành từng lớp than cốc và lớp quặng (và chất chảy) xen kẽ nhau. Không khí nóng được đưa vào từ phía trên nồi lò đi lên.

Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang.

- Phản ứng tạo chất khử co : Không khí nóng được nén vào lò cao, đốt cháy hoàn toàn than cốc : C + O2 → CO2

Khí CO2 đi lên trên, gặp than cốc, bị khử thành CO :

CO2 + C → 2CO

- CO khử sắt trong oxit sắt

3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2

Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2

FeO + CO → Fe + CO2

Sắt nóng chảy hoà tan một phần C, Si, P và S tạo thành gang.

Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang thành thép sẽ Không khí giàu oxi hoặc oxi sẽ oxi hoá lần lượt các tạp chất trong gang nóng chảy,

Trước hết, silic và mangan bị oxi hoá :

Si + O2 → SiO2 ; 2Mn + O2 → 2MnO.

Tiếp đến cacbon, lun huỳnh bị oxi hoá :

2C + O2 → 2CO ; S + O2 → SO2.

Sau đó photpho bị oxi hoá : 4P + 5O2 → 2P2O5

Sau khi các tạp chất trong gang bị oxi hoá hết, sẽ có một phần sắt bị oxi hoá :

2Fe + O2 → 2FeO

Trước khi kết thúc quá trình luyện gang thành thép, cần thêm vào lò một lượng gang giàu mangan nhằm 2 mục đích sau:

- Mn khử sắt(II) trong FeO thành sắt : Mn + FeO → Fe + MnO.

- Gia tăng một lượng nhất định cacbon trong sắt nóng chảy để được loại thép có hàm lượng cacbon như ý muốn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có: mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:

mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là gì?


Đáp án:

Gọi CTPT X là: CxHyOz

x : y : z = mC/12 : mH/1 : mO/16 = 2,24/12 : 0,357/1 : 2/16 = 0,187 : 0,375 : 0,125 = 3 : 6 : 2

⇒ CTĐG: C3H6O2

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng tổng hợp metyl metacrylat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Muốn tổng hợp 120 kg metylmetacrylat, hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%, khối lượng axit và ancol cần dùng lần lượt là :


Đáp án:
  • Câu A. 170 kg và 80 kg

  • Câu B. 65 kg và 40 kg

  • Câu C. 171 kg và 82 kg

  • Câu D. 215 kg và 80 kg

Xem đáp án và giải thích
Tại sao hiện nay DDT không được dùng làm chất bảo vệ thực vật (diệt cỏ kích thích sinh trưởng) ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao hiện nay DDT không được dùng làm chất bảo vệ thực vật (diệt cỏ kích thích sinh trưởng) ?



Đáp án:

DDT có hoạt tính cao, tuy nhiên nó lại bền vững, phân hủy chậm. Dư lượng hoá chất trên sản phẩm dễ gây nguy hiểm.


Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Tìm giá trị của b?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,76 gam hỗn hợp hai muối khan. Mặt khác nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 58 gam muối Fe (III). Tìm giá trị của b?


Đáp án:

nFe = 2. 58/400 = 0,29 mol

    nFeSO4 = x , n = yFe2(SO4)3

    → mdd = 152 x + 400y = 51,76

    nFe = nFeSO4 + 2. nFe2(SO4)3 = x + 2y = 0,29

    → x = 0,13 mol , y = 0,08 mol

    BT S: nH2SO4 = nFeSO4 + 3Fe2(SO4)3 = 0,13 + 3.0,08 = 0,37

    → b = 0,37.98/9,8% = 370g

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M?


Đáp án:

Đổi: 250 ml = 0,25 lít

Số mol MgSO4 cần dùng để pha chế 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M là:

nMgSO4 = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025 mol

Khối lượng MgSO4 cần dùng là:

mMgSO4 = 0,025.120 = 3 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…