Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,5 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc).
a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b. Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
nH2 = 0,15 mol
a. Phương trình hóa học:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
2 ← 3 mol
0,1 ← 0,15 (mol)
Khối lượng miếng nhôm đã phản ứng là:
mAl = nAl.MAl = 0,1.27 = 2,7 gam
b. Theo phương trình, nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,15.2 = 0,3 mol
nHCl dư = nHCl ban đầu - nHCl phản ứng = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol
Khối lượng HCl dư = 0,2 . 36,5 = 7,3 gam
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Giá trị của m là
mdd giảm = m↓ - mCO2 ⇒ mCO2 = 10 - 3,4 = 6,6
Glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2
nGlu = 1/2. nCO2 = 1/2. 6,6/44 = 0,075 mol
⇒ mGlu = 0,075 x 180 : 90% = 15 gam
Đun nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H2SO4 đăc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 0,6956. Công thức phân tử của Y là gì?
dX/Y < 1 ⇒ Y là ete
Ta có MY = 2MX - 18
⇒ MX = 32 ⇒ X là CH4O
Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?
Vì nguyên tố cacbon là một hỗn hợp đồng vị ... cho nên nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,0111 (chứ không phải chính xác là 12). Nếu lấy đơn vị cacbon theo định nghĩa nêu trong câu hỏi thì đơn vị đó sẽ lớn hơn đơn vị cacbon theo định nghĩa như sau :
“Một đơn vị cacbon bằng khối lượng của môt nguyên tử cacbon ”
Tuy nhiên, vì sự khác nhau không lớn, nên định nghĩa trên không sai mà chỉ thiếu chính xác.
Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu?
Gọi số mol NO2 là 4x , số mol của O2 là x mol
→ 46. 4x + 32. x = 6,58 - 4,96 → x = 0,0075 mol
→ nHNO3 = nNO2 = 4x = 0,03 mol
→ pH = -log[H+]= -log 0,1 = 1.
Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước?
300 gam nước có thể hòa tan tối đa 3.200 = 600 gam đường nên lấy 600 gam đường sẽ thu được dung dịch bão hòa.
Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước, khối lượng đường có thể lấy là dưới 600 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.