Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM\
Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg(OH)2, Cu(OH)2, NaOH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M và tạo thành 24,1 gam muối clorua. Hãy tính m.
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Số mol HCl phản ứng : 0,4 x 1 = 0,4 (mol) => mHCl = 0,4 x 36,5 = 14,6 (gam)
Theo phương trình hoá học nH2O = nHCl = 0,4 mol
mH2O = 0,4 x 18 = 7,2g
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có : m + 14,6 = 24,1 + 7,2
Vậy m = 16,7 gam.
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.
b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
a) Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là ZA, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB. Theo đề bài ta có
ZA - ZB =1 và ZA + ZB = 25 => ZA = 13 (Al); ZB = 12 (Mg)
b) Cấu hình electron của Al: ls22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA
Cấu hình electron của Mg: ls22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA
b) Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.
Câu A. X, Y, Z, T.
Câu B. Y, Z, T.
Câu C. Z, T.
Câu D. Y, T.
Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hộ giữa V1 và V2.
Do Fe dư nên cả hai trường hợp muối đều phản ứng hết.
Thí nghiệm 1: khối lượng rắn thu được là:
m1 = m+ (64-56).V1(gam)
Thí nghiệm 2 : khối lượng rắn thu được là:
mà m1= m2 ⟹ V1=V2
Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của m là:
Giải
Ta có: m1: Fe (a mol), O (b mol)
BTNT Fe ta có : nFe(NO3)3 = a mol
→ m1 = 56a + 16b
Muối tạo thành là Fe(NO3)3 => mFe(NO3)3 = 242a gam
Ta có: nNO = 0,15 mol
BT e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO
→ 3a = 2b + 3.0,15
→ 3a – 2b = 0,45 (1)
Ta có: m1 + 44,1 = 242a => 56a + 16b + 44,1 = 242a
→ 186a – 16b = 44,1 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,25 và b = 0,15
BTNT => nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,125 mol
=> m = 20 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.