Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hờp gồm FeO và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl. Thêm tiếp b gam Cu vào dung dịch thu được ở trên thấy Cu tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là?


Đáp án:

Phản ứng hoà tan hoàn toàn FeO và Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl

FeO  +   2H+   --> Fe2+    +  H2O

Fe2O3  +  6H+   --> 2Fe3+   +  3H2O

a/232                         2a/232

Hoà tan Cu vào dung dịch trên:

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Khi Cu tan hoàn toàn tức là:

nCu >= 0,5nFe3+

=> 64a >= 232b hay 64a > 232b

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhận định
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Điều khẳng định nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.

  • Câu B. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò là chất khử?

  • Câu C. Kim loại Al tan được trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

  • Câu D. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu.

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?


Đáp án:

Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng hết 27,3gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí đktc bay ra. Tìm khối lượng Cu(NO3)2 trong X
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng hết 27,3gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí đktc bay ra. Tìm khối lượng Cu(NO3)2 trong X 


Đáp án:

2NaNO3 -toC→ 2NaNO2 + O2

2Cu(NO3)2 -toC→ 2CuO + 4NO2 + O2

Gọi nNaNO3 = x mol; nCu(NO3)2 = y mol

mX = 85x + 188y = 27,3 (1)

Hấp thụ khí vào H2O: nNO2 = 2y; nO2 = 0,5(x + y )

2H2O + 4NO2 + O2 → 4HNO3

⇒ O2 dư; nO2 dư = 0,5(x + y) – 0,5y = 0,5x = 0,05

⇒ x = 0,1 mol. Từ (1) ⇒ y = 0,1

⇒ mCu(NO3)2 = 18,8g

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thể tích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đkc). Thể tích dung dịch hỗn hơp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch A là

Đáp án:
  • Câu A. 0,3 lít

  • Câu B. 0,2 lít

  • Câu C. 0,4 lít

  • Câu D. 0,5 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.



Đáp án:

Fe tác dụng được với các muối: CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3

+) Fe + CuSO4 →FeSO4+ Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe là chất khử , CuSO4 là chất oxi hoá

+) Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

Fe + Pb 2+ → Fe 2+ + Pb

Fe là chất khử, Pb(NO3)2 là chất oxi hóa

+) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2Ag→ Fe2+ + 2Ag

Fe là chất khử, AgNO3 là chất oxi hóa

Nếu AgNO3 dư ta có pứ:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Ag + + Fe2+ → Fe3+ + Ag

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…