Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?
Gốc axit của axit HNO3 là nhóm (NO3) có hóa trị I
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.
E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Những câu đúng: B, C, E.
Những câu sai: A,D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.
a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.
a)
dA/O2 = MA/32 = 1,25
=> MA = 40 (*)
Phương trình phản ứng:
C + O2 -> CO2 (1)
C + CO2 -> 2CO (2)
Bài toán này có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Oxi dư (không có phản ứng 2): Hỗn hợp A gồm CO2 và O2 dư.
Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không ảnh hưởng đến số mol hỗn hợp.
Xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó X là số mol của CO2 và (1 - x) là số mol của O2 dư.
Ta có: MA = ((44x + (1 - x)32)/1) = 40 => x = 2/3
=> %VCO2 = 2/3.100% = 66,67% => %VO2 = 33,33%
Trường hợp 2: O2 thiếu (có phản ứng 2), hỗn hợp A có CO2 và CO.
Tương tự trên, xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó a là số mol của CO2 và (1 - a) là số mol của CO
MA = (44a + 28(1 - a))/1 = 40 => a = 0,75
Vậy %VCO2 = 0,75. 100% = 75%; %VCO = 100% - 75% = 25%.
b) Tính m, V:
CO2 + Ca(OH)2 ----------> CaCO3 + H2O
0,06 0,06
Trường hợp 1: nCO2 = 0,06 mol ⇒ nO2 dư = 1/2 nCO2 = 0,03 (mol)
Vậy: mC = 0,06.12 = 0,72 gam; VO2 = (0,06 + 0,03).22,4 = 2,016 (lít).
Trường hợp 2: nCO2 = 0,06mol; nCO = nCO2/3 = 0,02(mol)
BT nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 +nCO = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol ⇒ mC = 0,08.12 = 0,96(g)
BT nguyên tố O ⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nCO = 0,06 + 0,01 = 0,07 mol ⇒ VO2 = 0,07.22,4 = 1,568 (lít).
Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối của N = 14 đvC
⇒ Nguyên tử khối của X = 2 x 14 = 28 (đvC)
Vậy X là nguyên tố silic (Si)
Hãy cho biết:
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn
- Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt
- Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.
Sắt thuộc nhóm nguyên tố d
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt
Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.
Fe + S --t0--> FeS
2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
Trình bày cách phân loại bazo
Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:
* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...
* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.