Câu hỏi lý thuyết chung về chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dầu ăn là khái niệm dùng để chỉ :


Đáp án:
  • Câu A. lipit động vật.

  • Câu B. lipit thực vật.

  • Câu C. lipit động vật, một số ít lipit thực vật.

  • Câu D. lipit thực vật, một số ít lipit động vật. Đáp án đúng

Giải thích:

Dầu ăn là khái niệm dùng để chỉ: lipit thực vật, một số ít lipit động vật.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào dưới đây đúng?

Đáp án:
  • Câu A. 2C6H5ONa+CO2+H2O→2 C6H5OH+ Na2CO3

  • Câu B. C6H5OH +HCl→C6H5Cl +H2O

  • Câu C. C2H5OH+NaOH→C2H5ONa+H2O

  • Câu D. C6H5OH+ NaOH→C6H5ONa+H2O

Xem đáp án và giải thích
Phân tích định tính và định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau khác nhau như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tích định tính và định lượng C, H trong hợp chất hữu cơ giống nhau khác nhau như thế nào?


Đáp án:

Giống nhau: Chuyển hợp chất hữu cơ thành hợp chất hữu cơ đơn giản.

Khác nhau:

- Phân tích định tính: Xác định sự có mặt của C và H qua sản phẩm CO2 và H2O

- Phân tích định lượng: Xác định hàm lượng của C và H qua sản phẩm CO2 và H2O.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua. a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1. b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo. c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua.

a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1.

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo.

c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.


Đáp án:

a) Xác định công thức khí A:

Sơ đồ phản ứng: A + Cl2 → N2 + 2HCl

Theo sơ đồ ta thấy: Cứ 1 thể tích Clo tương ứng tạo ra 2 thể tích khí HCl

Từ tỉ lệ: VCl2 : VN2 = 3:1 ⇒ VHCl : VN2 = 6:1

Vậy trong phân tử A có 3 nguyên tố H và 1 nguyên tử N. Công thức phân tử của A là: NH3.

b) Phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

c) Tính số oxi hóa

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.


Đáp án:

– Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại.

– Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn. Các cầu như cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên ... bị gỉ nên hàng năm phải sơn lại cầu. Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là bao nhiêu lít?


Đáp án:

nX = 0,1 mol; nH2O = 0,35 mol

nX = nH2O - nCO2 ⇒ nCO2 = 0,35 - 0,1 = 0,25 mol

→ V = 22,4. 0,25 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…