Hãy tính thể tích của 8g khí oxi ở đktc?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính thể tích của 8g khí oxi ở đktc?


Đáp án:

Khối lượng mol của O2 là: MO2 = 16.2 = 32 g/mol

Số mol phân tử O2 là: nO2 = 0,25 mol

Thể tích của 8g khí oxi ở đktc là:

VO2 = nO2 . 22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.


Đáp án:

   Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:

    O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

    Giải thích:

   Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazo yếu nhất.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”


Đáp án:

Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.

Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố thuộc nhóm cacbon và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố thuộc nhóm cacbon và giải thích.


Đáp án:

Trong nhóm IVA đi từ cacbon đến chì, số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, số lớp electron tăng ⇒ bán kính nguyên tử tăng ⇒ lực hút của hạt nhân với các electron giảm ⇒ khả năng nhận electron giảm, khả năng nhường electron tăng ⇒ tính phi kim giảm, tính kim loại tăng.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?


Đáp án:

Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m

nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)

Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4

BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O

=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)

=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol

BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol

Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol

Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z

mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)

mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)

nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)

=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2

=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của phản ứng như sau: Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của phản ứng như sau:

Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu

Xác định các chỉ số x, y và cân bằng phương trình hóa học.


Đáp án:

- Xác định các chỉ số x và y

Ta có Al có hóa trị III; nhóm (SO4) có hóa trị II

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y hay x/y = II/III

Chọn x = 2 thì y = 3.

- Cân bằng phương trình hóa học:

Thay x và y vào sơ đồ được:

Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 2 nguyên tử Al để số nguyên tử Al ở hai về bằng nhau thêm 2 vào trước Al

2Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Vế phải có 3 nhóm (SO4) để số nhóm (SO4) ở hai vế bằng nhau thêm 3 vào trước CuSO4.

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Thấy phải thêm tiếp 3 vào trước Cu ở vế trái để số nguyên tử Cu ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…