Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol.

nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.

=> mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.

Đáp án:
  • Câu A. 25,20 gam

  • Câu B. 29,52 gam

  • Câu C. 27,44 gam

  • Câu D. 29,60 gam

Xem đáp án và giải thích
Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.

Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.


Đáp án:

Phương trình chữ của phản ứng:

Axit clohiđric + Canxi cacbonat → Canxi clorua + Nước + khí cacbon đioxit.

Chất tham gia axit clohiđric và canxi cacbonat.

Sản phẩm: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: sủi bọt khí.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ảnh hưởng qua lại giữa gốc C6H5 và nhóm NH2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ảnh hưởng của gốc C6H5 đến nhóm NH2 trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng giữa anilin với chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Quỳ tím (không đổi màu).

  • Câu B. Dung dịch HCl.

  • Câu C. Nước brom.

  • Câu D. Dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn 2,24 lít khí NH3(đktc)đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B (đktc). Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng. Coi hiệu suất của quá trình là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn 2,24 lít khí đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B.

Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B (đktc).

Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng.

Coi hiệu suất của quá trình là 100%.





Đáp án:

Thể tích khí B là : 0,05.22,4=1,12 lít khí nitơ.

Chất rắn A gồm : 0,15 mol Cu và 0,4-0,15=0,25(mol) CuO.

Chỉ có CuO phản ứng với HCl.

Thế tích dung dịch HCl 2M là 0,5:2=0,25(lít).





Xem đáp án và giải thích
Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm V?


Đáp án:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Có nH+ = 0,12 mol, nCu = 0,05 mol, nNO3- = 0,08 mol

Ta có: (nH+)/8 < (nCu2+)/3 < (nNO3-)/1

Nên khí NO được tính theo H+ → nNO = 0,03 mol → V = 0,672 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…