Hợp chất A có khối lượng mol là 58,5 g/mol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong A là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Tìm A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A có khối lượng mol là 58,5 g/mol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong A là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Tìm A?


Đáp án:

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCl = 35,5 gam ; mNa = 58,5 – 35,5 = 23 gam

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nCl = 1 mol ; nNa = 1 mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là NaCl

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một người tiến hành pha một dung dịch như sau: Cân lấy 16 gam CuSO4 khan cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước từ từ vào cốc cho tới vạch 200ml. Khuấy nhẹ dung dịch để chất rắn tan hết. Tính nồng độ dung dịch thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một người tiến hành pha một dung dịch như sau: Cân lấy 16 gam CuSO4 khan cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước từ từ vào cốc cho tới vạch 200ml. Khuấy nhẹ dung dịch để chất rắn tan hết. Tính nồng độ dung dịch thu được 


Đáp án:

Số mol chất tan là: nCuSO4 = 0,1 mol

Nồng độ mol của dung dịch là:

Áp dụng công thức: CM = 0,5M

Xem đáp án và giải thích
Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết rằng hiệu hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và cồn 96o có khối lượng riêng D = 0,807 g/ml
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết rằng hiệu hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và cồn 96o có khối lượng riêng D = 0,807 g/ml


Đáp án:

Ta có: m(C6H10O5)n = (10.80)/100 = 8(kg) = 8000(gam)

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (1)

162n g                                                     180n g

⇒ m(C6H10O5)n = 8000. (180n/162n) (gam)

C6H12O6 -lên men, (30-32oC), enzim→ 2C2H5OH + 2CO2 (2)

8000. (180n/162n)

mC2H5OH = 8000. 180. [92/(180.162)] = 4543,2(g)

Vì hiệu suất quá trình lên men đạt 80% nên:

mC2H5OH thực tế = 4543,2. (80/100) = 3634,56(gam)

VC2H5OH nguyên chất = 3634,56/0,807 = 4503,5 (ml)

Vdd C2H5OH 96o = 4503,80. (100/96) = 4691,5 (ml) = 4,7(lít)

Xem đáp án và giải thích
Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?


Đáp án:

Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :

CaCO3  +  CO2  + H2O → Ca(HCO3)2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.

Xem đáp án và giải thích
Xác định nồng độ mol/l
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 3,36 (lít) khí CO2 vào 200 ml dung dịch NaOH xM và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Xác định nồng độ mol/l của NaOH trong dung dịch?


Đáp án:
  • Câu A. 0,50M.

  • Câu B. 0,70M.

  • Câu C. 0,75M.

  • Câu D. 0,65M.

Xem đáp án và giải thích
Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?


Đáp án:

 Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…