Dung dịch chất nào dưới đây có pH = 7,0 ?
Câu A. SnCl2
Câu B. NaF
Câu C. Cu(NO3)2
Câu D. KBr Đáp án đúng
Chọn D. KBr ( muối của cation bazơ mạnh và gốc axit mạnh)
Câu A. 0,538.
Câu B. 1,320.
Câu C. 0,672.
Câu D. 0,448.
Cho hai dãy chất sau:
Li2O; BeO; B2O3; CO2; N2O5.
CH4; NH3; H2O; HF.
Xác định hóa trị của các nguyên tố với oxi và với hiđro.
Trong hai dãy chất:
Li2O BeO B2O3 CO2 N2O5.
CH4 NH3 H2O HF.
- Hóa trị cao nhất với oxit tăng dần từ I đến V.
- Hóa trị với hidro giảm dần từ IV đến I.
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.
Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-
CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-
b) Trích mỗi chất một ít làm mẩu thử.
Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.
Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.
Giải thích vì sao để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta lại gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu (phần vỏ ngâm dưới nước biển).
Để chống lại sự ăn mòn vỏ tàu bằng thép ngâm trong nước biển, người ta gắn những tấm kẽm ở nhiều chỗ trên thân tàu. Các pin Zn - Fe được tạo thành, Fe (vỏ tàu) đóng vai trò là catot, không bị ăn mòn, còn Zn là anot bị ăn mòn thay cho Fe.
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82g sobitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu?
C6H12O6 + H2 → C6H14O6
180 ← 182 (gam)
1,82. 180/182: 80% = 2,25g ← 1,82 (gam)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.