Hãy sắp xếp các axit trong các dãy sau theo thứ tự tăng dần lực axit: a) CH3 COOH,Cl3CCOOH,Cl2CHCOOH,ClCH2COOH b) ClCH2CH2COOH,CH3 CH(Cl)CH2COOH,CH3 CH2CH(Cl)COOH,CH3 CH2CH2COOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các axit trong các dãy sau theo thứ tự tăng dần lực axit:

a) CH3COOH, Cl3CCOOH, Cl2CHCOOH, ClCH2COOH

b) ClCH2CH2COOH, CH3CH(Cl)CH2COOH ,CH3CH2CH(Cl)COOH, CH3CH2CH2COOH


Đáp án:

Lực axit theo thứ tự tăng dần trái từ qua phải.

a) CH3 COOH < ClCH2-COOH < Cl2CH-COOH < Cl3C-COOH

b) CH3 (CH2)2COOH < Cl(CH2)3COOH < CH3 CHClCOOH < CH3 CH2CHClCOOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua. a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1. b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo. c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua.

a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1.

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo.

c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.


Đáp án:

a) Xác định công thức khí A:

Sơ đồ phản ứng: A + Cl2 → N2 + 2HCl

Theo sơ đồ ta thấy: Cứ 1 thể tích Clo tương ứng tạo ra 2 thể tích khí HCl

Từ tỉ lệ: VCl2 : VN2 = 3:1 ⇒ VHCl : VN2 = 6:1

Vậy trong phân tử A có 3 nguyên tố H và 1 nguyên tử N. Công thức phân tử của A là: NH3.

b) Phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

c) Tính số oxi hóa

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO vào dung dịch H2SO4 đặc (lấy dư 50% so với lượng phản ứng) đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 2,688 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 197,95 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch chứa 0,76 mol HCl, thu được 896 ml H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Cô cạn E thu được hỗn hợp muối khan T. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là:
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO vào dung dịch H2SO4 đặc (lấy dư 50% so với lượng phản ứng) đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 2,688 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 197,95 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch chứa 0,76 mol HCl, thu được 896 ml H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Cô cạn E thu được hỗn hợp muối khan T. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là:


Đáp án:

Giải

nHCl = 0,76; nH2 = 0,04

Bảo toàn H → nH2O = 0,34 → nO(X) = 0,34 mol

Quy đổi X thành Mg (a), Fe (b) và O (0,34) 

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O

Bảo toàn electron: 2a + 3b = 2.0,34 + 0,12.2 = 0,92 => a + 1,5b = 0,46 (1)

Ta có: nH2SO4 phản ứng = a + 1,5b + 0,12 = 0,58

 → nH2SO4 dư = 0,58.50% = 0,29 

→ nSO42-(Y) = a + 1,5b + 0,29

m rắn = 40a + 160b/2 + 233(a + 1,5b + 0,29) = 197,95 (2)

(1)(2) → a = 0,1; b = 0,24 

T gồm MgCl2 (0,1), FeCl2 (x) và FeCl3 (y) 

Bảo toàn NT Cl → 0,1.2 + 2x + 3y = 0,76 

Bảo toàn NT Fe → x + y = 0,24 

→ x = 0,16; y = 0,08

Muối có M lớn nhất: %FeCl3 = 30,36%

Muối có M lớn nhất: %FeCl2 = 22,19%

=>Đáp án A.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với dd NaOH loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. BaCl2, Na2CO3, FeS

  • Câu B. FeCl3, MgO, Cu

  • Câu C. CuO, NaCl, CuS

  • Câu D. Al2O3, Ba(OH)2, Ag

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất A, cần dùng 250ml O2, chỉ tạo ra 200ml CO2 và 200ml hơi nước( các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất A, cần dùng 250ml O2, chỉ tạo ra 200ml CO2 và 200ml hơi nước( các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là gì?


Đáp án:

CxHyOz + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O

⇒ x = 2; y = 4; z = 1 ⇒ C2H4O

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.

S + 2e → S2-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…