Fructozo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?

Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ

  • Câu B. Fructozơ Đáp án đúng

  • Câu C. Glucozơ

  • Câu D. Amilopectin

Giải thích:

Chọn B. - Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt. - Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat). - Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây. - Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo thuyết Brón-stet, ion nào sau đây (trong dung dịch) có tính lưỡng tính?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Theo thuyết Brón-stet, ion nào sau đây (trong dung dịch) có tính lưỡng tính?


Đáp án:
  • Câu A. CO32-

  • Câu B. OH-

  • Câu C. Ca2+

  • Câu D. HCO3-

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (2) Saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác. (3) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. (4) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh. Phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. (1) và (4)

  • Câu B. (1), (2) và (4)

  • Câu C. (1), (2) và (3)

  • Câu D. (1), (2), (3) và (4)

Xem đáp án và giải thích
Để điều chế được 8,775 gam muối natri clorua (NaCl) thì cần bao nhiêu gam Na? Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để điều chế được 8,775 gam muối natri clorua (NaCl) thì cần bao nhiêu gam Na? Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%.


Đáp án:

Ta có: nNaCl = 8,775 : 58,5 = 0,15 mol

Phương trình hóa học:

2Na + Cl2 → 2NaCl

0,15 ← 0,15 mol

Khối lượng Na theo lý thuyết là: mNa lt = 0,15 .23 = 3,45 gam.

Do H = 75% nên khối lượng Na cần dùng là:

mNa tt = (3,45.100)/75 = 4,6gam.

Xem đáp án và giải thích
Cacbon có tính chất hóa học chủ yếu nào? Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cacbon có tính chất hóa học chủ yếu nào? Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

 Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là tính khử và tính oxi hóa.

Tính khử: C+ O2  --t0--> CO2

Tính oxi hóa:  C  + H2  --t0--> CH4

Xem đáp án và giải thích
Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau. -     Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g. -     Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 g kết tủa không tan trong dung dịch axit. a)  Xác định công thức hoá học của muối có trong dung dịch ban đầu. b)   Trình bày các phương pháp hoá học điểu chế kim loại từ muối tìm được ở trên.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau.

-     Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g.

-     Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 g kết tủa không tan trong dung dịch axit.

a)  Xác định công thức hoá học của muối có trong dung dịch ban đầu.

b)   Trình bày các phương pháp hoá học điểu chế kim loại từ muối tìm được ở trên.





Đáp án:

a) Đặt công thức của muối là AmBn. Khối lượng mol của A, B là X, Y.

Khối lượng muối trong mỗi phần là 3,4 g. Ta có sơ đồ biến đổi các ch trong thí nghiệm 1 :

Theo sơ đồ : 2(mX + nY) g AmBn tạo thành m(2X + 16n) g A2On.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,32 g A2On

Ta có phương trình : 3,4m(2X + 16n) = 2,32.2(mX + nY)       (1)

Sơ đồ biến đổi các chất trong thí nghiệm 2 : 

AmBn ---NaClmACln

Theo sơ đồ : (mX + nY) g AmBn tạo thành m(X + 35,5n) g ACln.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,87 g ACln

Ta có phương trình : 3,4m(X + 35,5n) = 2,87(mX + nY)         (2)

Chia ( 1 ) cho (2) ta được: (2X + 16)/(X + 35,5n) = 4,46/2,87

=> X = 108n

Giá trị có thể chấp nhận là n = 1 và X = 108. Vậy kim loại A là Ag.

Thay n = 1 và X = 108 vào (1) hoặc (2) ta có Y = 62m. Gốc axit trong m bạc không thể là gốc halogenua hoặc sunfua mà là gốc axit có oxi có khối lượng 62, gốc đó là NO3-

Vậy công thức hoá học của muối là AgNO3.

b) Điều chế Ag từ AgNO3 :

Dùng kim loại mạnh hơn Ag để đẩy Ag : Cu + 2AgNO3 →Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhiệt phân : 

Điện phân với điện cực trơ : 








Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…