Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.
a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ?
b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?
c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?
Viết các phương trình hoá học.
Những oxit bazơ tác dụng với dung dịch H2SO4 là : Fe2O3, CuO và MgO.
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Những oxit axit tác dụng với dung dịch NaOH là : SO2, CO2.
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Những oxit axit tác dụng được với H2O là : SO2, CO2.
SO2 + H2O → H2SO3
CO2 + H2O → H2CO3
Hãy tìm phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:
a. Rửa lọ đã đựng aniline
b. Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết rằng mùi tanh của cá, đặc biệt là của các mè do hỗn hợp một số amin (nhiều nhát là trimetylamin) và một số tạp chất khác gây nên.
a. Rửa lọ đã đựng anilin.
Cho vào lọ đựng anilin dung dịch HCl sau tráng bằng nước cất.
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
b. Khử mùi tanh của cá, ta cho vào một ít dấm CH3COOH các amin sẽ tạo muối với CH3COOH nên không còn tanh nữa.
(CH3)3N + CH3COOH → CH3COONH(CH3)3
Điều chế Cu bằng cách điện phân dung dịch Cu(NO3)2.
a. Trình bày sơ đồ điện phân.
b. Viết phương trình điện phân.
c. Cho biết vai trò của nước trong quá trình điện phân.
a/ Sơ đồ:
Catot (-) <--- Cu(NO3)2 dung dịch ---> Anot (+)
Cu2+, H2O NO3-, H2O
Cu2+ + 2e --> Cu 2H2O --> O2 + 4H+ + 4e
b/ Phương trình điện phân
2Cu(NO3)2 + 2H2O → 2Cu + 4HNO3 + O2
c, H2O là chất nhường e ⇒ Chất khử.
Nồng độ của Cu2+ giảm.
Nồng độ của NO3- không thay đổi nồng độ của H+ tăng.
Đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Tính thể tích khí SO2 (đktc) thu được
nO2 = 0,05 mol
nS = 0,1 mol
S + O2 --t0--> SO2
Tỉ lệ phản ứng 1 : 1 và nO2 < nS nên O2 hết, tính toán theo O2
nSO2 = nO2 = 0,05 mol
VSO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng)
a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ)
c) Lợi dụng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu)
Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Ta có: nH2 = nZn ban đầu = 0,25 mol
=> V = 0,25.22,4 = 5,6 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.