Hiđrocacbon A chứa vòng benzen trong phân tử không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là 90%. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 160 g. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo A, biết rằng khi tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 trong điều kiện đun nóng có bột sắn hoặc không có bột sắn, mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrocacbon A chứa vòng benzen trong phân tử không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Phần trăm khối lượng của cacbon trong A là 90%. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 160 g. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo A, biết rằng khi tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 trong điều kiện đun nóng có bột sắn hoặc không có bột sắn, mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất.



Đáp án:

: 1,3,5-trimetylbenzen

Từ tính chất của A suy ra A là đồng phân của benzen  và từ % khối lượng cacbon tìm được CTPT của A là 

A có mạch nhánh ngoài benze. Khi thể brom vào nhánh hoặc vòng benzen chỉ tạo được một sản phẩm duy nhất, chứng tỏ các vị trí trên vòng benzen đều như nhau ; ngoài nhánh cũng tương tự. Điều đó cho phép chọn cấu tạo phù hợp.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân tử trung bình của poli(hexametylen adipamit) để chế tơ nilon -6,6 là 30 000, của cao su tự nhiên là 105 000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử trung bình của poli(hexametylen adipamit) để chế tơ nilon -6,6 là 30 000, của cao su tự nhiên là 105 000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên.


Đáp án:

Số mắt xích của poli(hexametylen adipamit) là

n = 30000 / 227 = 132 (mắt xích)

Số mắt xích của cao su tự nhiên là.

n = 105000 / 68 = 1544 (mắt xích).

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Z = 1 đến Z = 20.  


Đáp án:

Z Nguyên tử Cấu hình electron Z Nguyên tử Cấu hình electron
1 H 1s1 11 Na 1s22s22p63s1
2 He 1s2 12 Mg 1s22s22p63s2
3 Li 1s22s1 13 Al 1s22s22p63s23p1
4 Be 1s22s2 14 Si 1s22s22p63s23p2
5 B 1s22s22p1 15 P 1s22s22p63s23p3
6 C 1s22s22p2 16 S 1s22s22p63s23p4
7 N 1s22s22p3 17 Cl 1s22s22p63s23p5
8 O 1s22s22p4 18 Ar 1s22s22p63s23p6
9 F 1s22s22p5 19 K 1s22s22p63s23p64s1
10 Ne 1s22s22p6 20 Ca 1s22s22p63s23p64s2

Xem đáp án và giải thích
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.


Đáp án:

Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khí với hidro của nó là RH2, trong phân tử RH2, có 5,88%H về khối lượng nên R có 100% - 5,88% = 94,12% về khối lượng.

⇒ R = 32 ⇒ R là S. Công thức phân tử là SO3 và H2S.

Xem đáp án và giải thích
Nước tự nhiên có chứa ion nào dưới đây được gọi là nước có tính cứng tạm thời?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nước tự nhiên có chứa ion nào dưới đây được gọi là nước có tính cứng tạm thời?


Đáp án:
  • Câu A. Ca2+, Mg2+, Cl-

  • Câu B. Ca2+, Mg2+, SO42-.

  • Câu C. Cl-, SO42-, HCO3- ,Ca2+.

  • Câu D. HCO3-,Ca2+, Mg2+

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ: a) hai đơn chất, b) hai hợp chất. c) một đơn chất và một hợp chất. Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ:

a) hai đơn chất.

b) hai hợp chất.

c) một đơn chất và một hợp chất.

Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng tạo muối.

a) Từ hai đơn chất: Fe + S → FeS ; 2Na + Cl2 → 2NaCl

b) Từ hai hợp chất: HCl + KOH → KCl + H2O ; K2O + CO2 → K2CO3

c) Từ một đơn chất và một hợp chất: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 +3H2O

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Ở phản ứng a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Ở phản ứng b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…