Khi thủy phân trilinolein trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là
Câu A. C17H31COOH và glixerol Đáp án đúng
Câu B. C15H31COOH và glixerol
Câu C. C17H35COONa và glixerol
Câu D. C15H31COONa và etanol
Khi thủy phân trilinolein trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là C17H31COOH và glixerol.
Chất X (CxHyO4N2) là muối amoni của axit cacboxylic hai chức; chất Y (CmHnO2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho a gam hỗn hợp E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Z và 4,928 lít hỗn hợp khí T gồm hai chất hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp (có tỉ khối hơi so với với H2 bằng 383/22). Cô cạn Z, thu được 20,34 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
M ↑ = 34,82 => CH5N (0,16); C2H7N (0,06 mol)
Muối gồm A(COONa)2 (3e mol) và NH2-B-COONa (5e mol)
=> n↑ = 2.3e + 5e = 0,22 => e = 0,02 mol
mmuối = 0,06.(A + 134) + 0,1. (B + 83) = 20,34 => 3A + 5B = 200 => A = 0; B = 40 Muối gồm (COONa)2 (0,06); NH2-C3H4-COONa (0,1)
Kết hợp số mol 2 khí nên ta có:
X: CH3NH3OOC -COONH3C2H5 (0,06)
Y: NH2 - C3H4 - COONH3CH3 (0,1) => %mX = 45,36%
Tính độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC. Biết khi hòa tan hết 106 g Na2CO3 trong 500 g nước ở 18oC thì được dung dịch bão hòa.
Độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC là:
Áp dụng công thức: S = 106/500 = 21,2 gam
Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?
Câu A. C17H35COONa
Câu B. C17H33COONa
Câu C. C15H31COONa
Câu D. C17H31COONa
Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: HBr, H2CO3, H3PO4, H2S.
HBr: Axit bromhiđric.
H2CO3: Axit cacbonic
H3PO4: Axit photphoric
H2S: Axit sunfuhiđric
Giải thích hiện tượng sau:
a. Polime không bay hơi được.
b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được
b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.