Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Số mol alanin = 170 : 89 = 1,91 (mol)
Với MA = 50.000 => nA = 500 : 50000 = 0,01 (mol)
Trong 0,01 mol phân tử A có 1,91 mol alanin
=> Trong 1 mol phân tử A có 191 mol alanin
Số mắt xích alanin có trong phân tử A là 191
Sản xuất thủy tinh như thế nào? Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình nấu thủy tinh.
Sản xuất thủy tinh:
- Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, sôđa theo tỉ lệ thích hợp.
- Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 900oC
- Làm nguội từ từ được thủy tinh dẻo, ép thổi thủy tinh thành các đồ vật.
PTHH:
CaCO3 --t0--> CaO + CO2↑
CaO + SiO2 --t0-->CaSiO3
Na2CO3 + SiO2 --t0--> Na2SiO3 + CO2.
Thành phần chính của thủy tinh thường là Na2SiO3 và CaSiO3
Trung hòa hòan tòan 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
Sử dụng tăng giảm khối lượng:
nHCl = (17,64−8,88)/36,5 = 0,24mol
TH1: Amin đơn chức => namin = nHCl = 0,24 mol
=> Mamin = 8,88 / 0,24 = 37 => loại
TH2: Amin 2 chức => namin = nHCl / 2 = 0,12 mol
=> Mamin = 8,88 / 0,12 = 74 => amin là H2NCH2CH2CH2NH2
Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a?
MY = 18,8 → Y chứa NO (3y) và H2 (2y) → X chứa H+ và NO3- dư.
nNO = 0,26 mol
Bảo toàn khối lượng:
m + 1,8.36,5 + 0,3.63 = m + 60,24 + 0,26.30 + mH2O
→ nH2O = 0,92 mol
Bảo toàn nguyên tố H → nH+ dư = 0,26 mol
Đặt nNH4+ = x
Bảo toàn nguyên tố N → x + 3y + 0,26 = 0,3
nH+, dư = 10x + 4.3y + 2.2y = 0,26
→ x = y = 0,1 mol
Ban đầu: nH+, pư = 0,92.2 = 4nNO + 2.nO (A) → nO (A) = 0,4 mol4
Trong khi cho Mg vào X thu được m – 6,04 > m – 6,4 nên Mg dư.
→ mMg dư = 6,4 - 6,04 = 0,36 gam
Mg + X Dung dịch chứa Mg2+ (p mol), NH4+ (0,01 mol), Cl- (1,8 mol)
Bảo toàn điện tích → p = 0,895 mol
→ mMg bd = 24.0,895 + 0,36 = 21,84 gam
Câu A. Fe2O3.
Câu B. Fe2O3 và Al2O3.
Câu C. Al2O3.
Câu D. FeO.
Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V
Ta có: nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6/78 = 0,2 mol
Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).
Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol
→ VNaOH = 1/0,5 = 2 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.