Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no, đơn chức, mạch hở X, số mol O2 phản ứng bằng số mol CO2 sinh ra. Mặt khác, cho 6,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no, đơn chức, mạch hở X, số mol O2 phản ứng bằng số mol CO2 sinh ra. Mặt khác, cho 6,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

Đáp án:

nCO2 = nO2 

=>  Este có dạng: Cn(H2O)m

X no, đơn, hở nên X là C2H4O2(HCOOCH3)

nHCOOK = nHCOOCH3 = 0,1 mol

=> mHCOOK = 8,4gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).

a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.


Đáp án:

a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M

M + H2O   -> MOH + 0,5H2

nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol

=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol

Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)

Theo sơ đồ đường chéo:

Na  23                                    8

                           31

K   39                                      8

nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol

%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%

⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%

b) Phản ứng trung hòa

MOH + HCl → MCl + H2O

nHCl = nMOH = 0,1 mol

⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml

Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam

 

Xem đáp án và giải thích
FeS2 + O2 to→ A + B A  + O2 to→ C C + D → Axit E E + Cu → F + A + D A + D → Axit G Xác định A, B, C, D, E, F, G và hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

FeS2 + O2 A + B

A  + O2 C

C + D → Axit E

E + Cu → F + A + D

A + D → Axit G

Xác định A, B, C, D, E, F, G và hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học trên.


Đáp án:

(1) 4FeS2 + 11O2      8SO2 + 2Fe2O3

(2) 2SO2 + O2  - 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) 2H2SO4 + Cu → CuSO+ SO2 + 2H2O

(5) SO2 + H2O → H2SO3

A: SO2

B: Fe2O3

C: SO3

D: H2O

E: H2SO4

F: CuSO4

G: H2SO3

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện không có khống khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch CuSO4 1M. Thể tích dung dịch CuSO4 tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện không có khống khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch CuSO4 1M. Thể tích dung dịch CuSO4 tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là


Đáp án:

nFe = 11,2/56 = 0,2 mol; nZn = 6,5/65 = 0,1 mol

nCuSO4= nH2 S= nFeS + nZnS = 0,3 mol ⇒ V = 0,3 lít

Xem đáp án và giải thích
Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc). Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H2 (đktc). Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H2 (đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau.

        Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc).

        Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H(đktc).

        Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H(đktc).

Giá trị của m là


Đáp án:

Gọi số mol Al, Fe, Ba ban đầu là 3x, 3y, 3z mol

Mỗi phần có x, y, z mol mỗi KL Nhận thấy VH2 (phần 2) >VH2 (phần 1) 

Chứng tỏ ở phần 1, Al dư, Ba(OH)2 hết, số mol các sản phẩm tính theo Ba(OH)2 

- Phần 1: 

Ba + 2H2O →  Ba(OH)2 + H2

 2Al + Ba(OH)2 + 2H2O →  Ba(AlO2)2 + 3H2

→ z + 3z = nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol

→ z = 0,01 mol

→ nBa = 0,01 mol

- Phần 2:

Ta có: nNaOH = 0, 05 mol; nH2 = 0, 07 mol

 2Al + 2NaOH →  2H2O + 2NaAlO2 + 3H2 (1)

 Ba + 2H2O →  Ba(OH)2 + H2 (2) 

Số mol KL mỗi phần đều bằng nBa = 0,01 mol

 → nH2(2) = 0,01 mol 

Tổng nH2= 0,07 mol 

→ nH2(1) = 0,06 mol

→ x = nAl = (⅔).0,06  = 0,04 mol 

- Phần 3: 

Ta có: nH2 = 0,1 mol 

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2  → nH2 = 0,01 mol 

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 → nH2 = 0,06 mol 

Fe + 2HCl + FeCl2 + H2 (3) 

→ nH2 (3) = 0,03 mol = nFe

Vậy mỗi phần có chứa: Al: 0,04 mol;  Fe : 0, 03 mol; Ba : 0,01 mol

Xem đáp án và giải thích
Cho 50 ml dung dịch X chứa 3,51 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag. Đun nóng 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của glucozơ có trong dung dịch Y là ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch X chứa 3,51 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 2,16 gam Ag. Đun nóng 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của glucozơ có trong dung dịch Y là ?


Đáp án:

nAg = 0,02 mol

⇒ nglucozơ = 0,01 mol

⇒ msaccarozơ =(3,51 - 180.0,01) : 312 = 0,005 mol

Trong 100g dung dịch X: nglucozơ = 0,02 mol; nsaccarozơ = 0,01 mol

Saccraozơ → glucozơ + fructozơ

⇒ nglucozơ = 0,02 + 0,01 = 0,03 mol

CM glucozơ = 0,03 : (0,1 + 0,1) = 0,15

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…