Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?
Câu A. amilozơ và amilopectin.
Câu B. anilin và alanin.
Câu C. vinyl axetat và metyl acrylat. Đáp án đúng
Câu D. etyl aminoaxetat và alpha-aminopropionic.
Chọn C - Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo. A. Sai, Amilozơ và amilopectin đều là thành phần của tinh bột có công thức là (C6H10O5)n nhưng phân tử khối của amylopectin lớn hơn nhiều so với amilozơ. B. Sai, Anilin (C6H5NH2) và alanin (CH3CH(NH2)COOH) có công thức phân tử khác nhau. C. Đúng, Vinyl axetat (CH3COOCH=CH2) và metyl acrylat (CH2=CHCOOCH3) có cùng công thức phân tử. D. Sai, Etyl aminoaxetat (CH3COOC2H5) và alpha-aminopropionic (CH3CH(NH2)COOH) có công thức phân tử khác nhau.
Cho 3,82 gam hợp kim Ba, Al vào nước dư chỉ thu được dung dịch chưa duy nhất một muối. Khối lượng Ba là bao nhiêu?
Công thức muối Ba(AlO2)2 ⇒ nAl = 2nBa ⇒ mBa = 2,740 gam
Hỗn hợp khí A chứa metylamin và hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Lấy 100 ml A trộn với 470 ml oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Thể tích hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng là 615 ml ; loại bỏ hơi nước thì còn lại 345 ml ; dẫn qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 25 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng hiđrocacbon trong A.
Thể tích hơi nước : 615 - 345 = 270 (ml)
Thể tích khí CO2 : 345 - 25 = 320 (ml).
Để tạo ra 320 ml CO2 cần 320 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2).
Để tạo ra 270 ml hơi nước cần 135 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2).
Thể tích O2 tham gia phản ứng : 320 + 135 = 455 (ml).
Thể tích O2 còn dư : 470 - 455 = 15 (ml)
Thể tích N2: 25-15= 10 (ml).
Thể tích CH3NH2 = 2.V N2 = 2.10 = 20 (ml).
Thể tích hai hiđrocacbon : 100 - 20 = 80 (ml).
Khi đốt 20 ml CH3NH2 tạo ra 20 ml CO2 và 50 ml hơi nước.
Khi đốt 80 ml hiđrocacbon tạo ra 300 ml CO2 và 220 ml hơi nước.
Đặt công thức chung của hai hiđrocacbon là CxHy
Bảo toàn nguyên tố C và H của CxHy ta có:
Vậy một hiđrocacbon có 3 nguyên tử cacbon và một hiđrocacbon có 4 nguyên tử cacbon.
Hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng khác nhau 2 nguyên tử hiđro và số nguyên tử hiđro trong mỗi phân tử hiđrocacbon phải là số chẵn. Vì vậy, với y = 5,5, có thể biết được một chất có 4 và một chất có 6 nguyên tử hiđro.
Đặt thể tích C3H4 là a ml, thể tích C4H6 là b ml, ta có : a + b = 80 (1)
Thể tích CO2 là : 3a + 4b = 300 (2)
Từ (1) và (2) → a = 20 ; b = 60
Vậy C3H4 chiếm 20% và C4H6 chiếm 60% thể tích của hỗn hợp.
Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
Câu A. . 20,15.
Câu B. 31,30.
Câu C. 23,80.
Câu D. 16,95.
Em có thể dự đoán xem oximen và limonene trong điều kiện thường ở trạng tháu khí, lỏng,, hay rắn? tính tan của chúng như thế nào ? Làm thế nào để tách lấy chúng từ thực vật.
Phân tử oximen và limonene đều có 10 nguyên tử C, nên ở điều kiện thường chúng ở trạng thái lỏng, ít tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ. Để tác chúng có thể dùng phương pháp chưng cất.
Câu A. Các hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn được dùng chế tạo tên lửa.
Câu B. Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
Câu C. Dung dịch natri cacbonat được dùng để làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời.
Câu D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng đơn chất.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.