E là este của một axit đơn chức và ancol đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất E phải dùng 34,1 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml). Lượng NaOH này dùng dư 25% so với lượng NaOH phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của E ?
Ta có: mNaOH đem dùng = (34,1.1,1.10) : 100 = 3,751 (gam)
mNaOH phản ứng = (3,751.100) : (100 + 25) = 3 (gam)
⇒ ME = 88 gam ⇒ R + 44 + R’ = 88 ⇒ R + R’ = 44
- Khi R = 1 ⇒ R’ = 43 (C3H7) ⇒ CTCT (E): HCOOC3H7(propyl fomiat)
- Khi R = 15 ⇒ R’ = 29 ⇒ CTCT (E): CH3COOC2H5 (etyl axetat)
Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
Câu A. CaCO3 + H2O + CO3 -> Ca(HCO3)2
Câu B. P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
Câu C. 2SO2 + O2 -> 2SO3
Câu D. BaO + H2O -> Ba(OH)2
Trình bày nội dung của quy tắc bát tử. Vận dụng quy tắc bát tử để giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử: LiF, KBr, CaCl2.
Theo quy tắc bát tử (8 electron) thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của các khí hiếm với 8 electron (hoặc đối với heli) ở lớp ngoài cùng.
+ Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.
+ Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường, có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.
Liên kết ion trong các phân tử:
+ LiF: Cấu hình electron: Li (Z = 3): 1s2 2s1
F (Z =9): 1s2 2s2 2p5
Nguyên tử Li có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 e tạo ion dương Li+ . Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của Li tạo ion F-, hình thành liên lết giữa Li+ và F-: LiF
+ KBr: Cấu hình electron: K ( Z= 11): 1s2 2s2 2p6 3s1
Br (Z= 35): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5
Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng nên nhường 1 electron tạo ion K+ . Nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng nên nhận thêm 1 electron của K tạo thành Br, thành liên kết giữa K+ và Br: KBr
+ CaCl2: cấu hình electron: Ca (Z = 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 32 3p5
Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhường thêm 2 electron tạo ion dương Ca2 + , Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử Cl nhận thêm 2 electron của 2 tạo thành ion Cl, hình thành liên kết giữa Ca2+ và Cl-:CaCl2.
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy nhận biết các gọi bột màu đen không nhãn: Ag2O,MnO2, FeO, CuO?
Đánh số thứ tự các gói hóa chất, trích mỗi gói một ít hóa chất làm mẫu thử.
Dùng HCl đặc, nóng làm thuốc thử
+ Trường hợp tạo dd màu xanh, vậy chất đầu là CuO:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể không màu), vậy chất đầu là FeO:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
+ Trường hợp tạo ra kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là Ag2O
Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O
+ Trường hợp có khí màu vàng lục thoát ra, mẫu thử là MnO2.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag ?
Vì glucozo và fructozo đều có CTPT: C6H12O6
→ tổng số mol hỗn hợp là n =
0,2 mol 0,4mol
m Ag = 0,4.108 = 43,2 g.
Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khi O2.
- Bằng Phương pháp vật lí
- Bằng Phương pháp hóa học?
Phương pháp vật lí: nén ở áp suất cao CO2 dễ hóa lỏng hơn O2
Phương pháp hóa học. đùng dung dịch nước vôi trong dư nhận biết được CO2 vì tạo ra kết tủa trắng. Mẫu còn lại là O2.
CO2+Ca(OH)2→CaCO3↓+H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.