Chỉ ra nội dung sai :
Câu A. Lipit động vật gọi là mỡ, lipit thực vật gọi là dầu. Đáp án đúng
Câu B. Lipit động vật thường ở trạng thái rắn, một số ít ở trạng thái lỏng.
Câu C. Lipit thực vật hầu hết ở trạng thái lỏng.
Câu D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Nội dung đúng là: Lipit động vật thường ở trạng thái rắn, một số ít ở trạng thái lỏng. Lipit thực vật hầu hết ở trạng thái lỏng. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. => Đáp án: A
Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu 50ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì có thể làm mất màu bao nhiêu ml dung dịch brom trên?
C2H4 + Br2 → C2H4Br2. (1)
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4. (2)
Từ phương trình (1) và (2) ta nhận thấy:
Tỉ lệ nC2H4 : nBr2 = 1:1
nC2H2 : nBr2 = 1:2
⇒ Số mol brom phản ứng tối đa với C2H2 gấp 2 lần C2H4 nên thể tích dung dịch brom cần dùng khi phản ứng với C2H2 cũng gấp 2 lần khi phản ứng với C2H4
VBr2 cần dung khi phản ứng với 0,1 l axeilen là: 50ml × 2 = 100ml.
Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 g một cacbohidrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 g kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 g. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 g kết tủa nữa. Tìm công thức phân tử của X, biết rằng, 0,4104 g X khi làm bay hơi thu được thể tích khí đúng bằng thể tích của 0,0552 g hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện
Đặt CTTQ của X: Cn(H2O)m.
Cn(H2O)m + nO2 →to nCO2 + mH2O (1)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (3)
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O (4)
Theo (2): nCO2(pư) = nCaCO3 = 0,001 mol
Theo (3), (4): nCO2(pư) =2.nCa(HCO3)2 = 2.nCaCO3 =0,002 mol
Tổng số mol CO2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy hợp chất hữu cơ là 0,003 mol.
Vì khối lượng dung dịch A tăng so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 0,0815 gam nên ta có :
mCO2 + mH2O - mCaCO3 = 0,1815
=> mCO2 + mH2O = 0,1 + 0,1815
=> mH2O = 0,1815 - 0,003.44 = 0,0495g
=> nH2O = 0,00275 mol
=> MC2H5OH = MHCOOH = 46=> Mhh = 46
=> nX = 1,2.10-3
=> M(X) = 342
Mặt khác X có công thức là Cn(H2O)m nên suy ra :
12n + 18m = 342 ⇒ n = 12; m = 11.
Vậy, công thức phân tử của X là C12(H2O)11 hay C12H22O11.
Hãy viết các phương trình hóa học trong sơ đồ chuyển hóa sau:
Saccarozơ → Glucozơ → Rượu etylic.
(1) C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn?
Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với chất khí (oxi trong không khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt.
Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).
Công thức cấu tạo của tripeptit Ala - Gly - Val là :
H2N-CH(-CH3)-CO-NH-CH2 -CO-NH-CH(-CH(CH3)2)-COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.