Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch nào?
Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch Ca(OH)2
Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ bao nhiêu?
AlCl3 (a) + 3NaOH (3a) → Al(OH)3↓ (a mol) + 3NaCl
Al(OH)3 (a) + NaOH (a mol) → NaAlO2 + 2H2O
Nếu số mol NaOH ≥ 4a thì kết tủa tan hết.
Do đó để có kết tủa thì nNaOH < 4a hay b < 4a → a: b > 1: 4.
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 5a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 89,00 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,45 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Tìm m2?
Vì b - c = 5a nên trong X có chứa 6 liên kết pi với 3 liên kết pi ở 3 nhóm –COO và 3 liên kết pi ở mạch C của axit.
Ta có nH2 = 0,3 = 3nX nên nX = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng, ta có mX = meste – mH2 = 89 – 0,3.2 = 88,4g
Bảo toàn khối lượng, ta có mX + mNaOH = m2 + mC3H5(OH)3 (nglixerol = nX = 0,1 mol)
→ m2 = 88,4 + 0,45.40 – 0,1.92 = 97,2 g.
Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?
Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá…
Cho 20,8 g hỗn hợp Cu, CuO tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 4,48 lít khí (đktc). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Tính phần trăm khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu?
Ta có: nSO2 = 0,2 mol
Bảo toàn e → nCu = 0,2 mol
→ mCu =12,8g
→ %mCuO =38,5%
Theo sơ đồ một số nguyên tử ở bài tập 4.3, hãy chỉ ra:
a) Mỗi nguyên tử có mấy lớp electron.
b) Những nguyên tử nào có cùng một số lớp electron.
c) Nguyên tử nào có số lớp electron như nguyên tử natri. (xem sơ đồ trong Bai 4 - SGK).
a)
Nguyên tố | Lớp electron |
---|---|
Nitơ Neon Silic Kali |
2 lớp electron 2 lớp electron 3 lớp electron 4 lớp electron |
b) Nguyên tử có cùng số electron: nitơ, neon.
c) Nguyên tử sillic có cùng số lớp electron như nguyên tử natri. (3 lớp e)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.